e) Đặc tính vật lý
3.2.2 Kết quả tính toán
Kết quả tính toán tại giai đoạn 7 (Khi chiều cao đắp H=4m)) được thể hiện trên các Hình 3-7 đến Hình 3-15. Có thể thấy rằng tại giai đoạn 7 chuyển vị theo phương đứng lớn nhất, đạt giá trị Uy= 1.15m (Hình 3-9).
Áp lực nước lỗ rỗng dư tại giai đoạn 7 trong Hình 3-10 có giá trị tương đối lớn 41,12kN/m2. Trong giai đoạn 8, đất được cố kết hoàn toàn, áp lực nước lỗ rỗng dư giảm xuống trị số khá nhỏ 0,67kN/m2 (Hình 3-11)
Hình 3-12 thể hiện biến thiên áp lực nước lỗ rỗng dư lớn nhất
Hình 3-13 thể hiện độ lún tại các điểm trong nền dọc tim khố đắp. Để điểm đáy nền đắp, điểm B(0,45), đạt độ cố kết 90% phải mất một khoảng thời gian 1470 ngày (Hình 3-14).
Như vậy để đạt được chiều cao đắp thiết kế 4.0m thì phải mất một khoảng thời gian khá dài, 8010 ngày, để đất cố kết hoàn toàn. Để rút ngắn thời gian thi công cần có giải pháp xử lý nền.
Hình 3-15 cho kết quả tính hệ số ổn định tại điểm chân khối đắp, trị số không lớn, Kod=1,12. Vì vậy ngoài việc xử lý nền còn phải có biện pháp tăng độ ổn định cho khối đắp, có thể gia cường bằng vải địa kỹ thuật.
Bảng 3-5. Độ lún tại các điểm trong nền khi độ cố kết đạt 90, 95, 100%
Điểm S90% (m) T90% (ngày) S95% (m) T95% (ngày) S100% (m) T100% (ngày) B(0,45) 1.19 1470 1.26 2463 1.33 8010 H(0,33.34) 0.78 1270 0.84 2060 0.89 8010 I(0,20) 0.26 887 0.27 889 0.28 8010
Hình 3-7. Lưới biến dạng (khi chiều cao đắp H=4m)
Hình 3-9. Đường đẳng chuyển vị theo phương đứng (khi chiều cao đắp H=4m)
Hình 3-11. Đường đẳng áp lực nước lỗ rỗng dư (khi đất cố kết hoàn toàn)
Hình 3-13. Lún tại các điểm dọc tim khối đắp theo theo thời gian
Hình 3-15. Hệ số ổn định tính cho điểm chân khối đắp A 3.3 Tính toán ứng suất biến dạng khi nền được xử lý