Phân loại bấc thấm

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 56)

e) Đặc tính vật lý

2.1.3Phân loại bấc thấm

Sự phân loại cần phải đảm bảo tính tổng quát và đòi hỏi phải phản ánh các yêu cầu kỹ thuật thực tế về vật liệu sử dụng. Bảng 2-1 dưới đây là các chỉ tiêu phân loại bấc thấm.

Bảng 2-1. Phân loại kiểu bấc thấm

Chỉ tiêu phân loại Đơn vị Yêu cầu Phương pháp thí nghiệm

Cỡ mắt lưới của bộ lọc O95 m 75 ASTM-D4751 Khả năng thấm của bộ lọc m/s 1.10-4 ASTM-D4491 Khả năng thoát nước q

trong điều kiện chảy tầng ở cấp áp lực 350kN/m2 m3/s 60.10-6 ASTM-D4716A Độ bền chịu kéo Bề rộng của bấc thấm kN mm 1,0 >95 ASTM-D4595 2.1.4 Thi công bấc thấm

Để cắm bấc thấm vào trong đất người ta dùng một máy chuyên dụng tự hành. Bộ phận chính chủa máy là một cần đứng bằng thép rỗng tiết diện 120x50mm. Đầu dưới làm hơi hẹp lại để cắm vào đất dễ dàng hơn. Phía trong cần thép luồn bấc thấm qua, đầu bấc thấm luồn qua một bản neo và bản neo này sẽ được cần ấn xuống đất đến độ sâu thiết kế. Khi cần được rút lên, bản neo được ghim lại trong nền đất cùng với bấc thấm. Trong một số trường hợp đất quá yếu, bản neo chưa đặt được vào tầng đất tốt hơn, có thể xảy ra trường hợp bản neo bị rút lên theo cùng với bấc thấm. Trong trường hợp này nên thiết kế riêng loại bản neo đặc biệt. Khi cần lên khỏi mặt đất, người ta dùng kéo cắt bấc thấm và chuyển sang cắm bấc thấm cho vị trí khác.

Hình 2-2. Trình tự thi công bấc thấm

Hình 2-3. Bấc thấm xử lý nền đường dẫn cầu Thanh Trì

Một máy cắm bấc thấm TD-20A của hãng KATO-Nhật Bản có đặc tính sau: Chiều sâu cắm bấc thấm: 20m

Sức nén của máy: 240kN

Số bấc cắm được trong 8 giờ: 300 cái Áp lực trên đất: 80kPa

Tốc độ di chuyển máy: 4,2km/giờ

Khoảng cách bấc thấm: 0.7; 1.0; 1.5; 2.0; 3.0m Trọng lượng máy: 510kN

Chiều rộng máy: 3.7m Chiều cao tháp máy: 26.31m

Sau khi thi công bấc thấm tiến hành gia tải nén trước. Việc gia tải có thể tiến hành một lần hoặc theo từng giai đoạn tùy thuộc vào cường độ ban đầu của nền đất yếu. Nếu nền đất yếu có cường độ thấp mà gia tải một lần thì nền đất có khả năng mất ổn định về cường độ. Trong trường hợp đó nên gia tải theo từng cấp để phù hợp với tốc độ cố kết của nền đất.

Hình 2-4. Bấc thấm và hệ thống thu thoát nước

Trong thi công nền đường ôtô, phạm vi cải tạo lớn nên thường chất tải bằng các vật liệu có sẵn để đắp nền đường như cát, sỏi, đá, cấp phối…

Khi nền đất yếu nằm trên nền đá, coi như lớp không thấm, nước sẽ thoát theo hướng lên trên để ra ngoài khi chịu tải trọng của công trình. Nếu dưới lớp đất yếu là lớp đất cát thấm nước thì dưới tác dụng của công trình nước sẽ bị ép ra cả hai phía trên và dưới theo rãnh của bấc thấm.

Để tạo điều kiện cho nước thoát ra ngoài một cách dễ dàng, phía trên mặt lớp đất yếu rải một lớp vải địa kỹ thuật. Trên lớp vải này đắp lớp đệm cát hạt to có chiều dày tối thiểu từ 0,91,0m. Nếu vì điều kiện vật liệu địa phương phải dùng cát hạt

nhỏ thì có thể phải bố trí những rãnh nước hay các ống lọc đặt nằm ngang. Các rãnh chính đặt cách nhau 520m tùy thuộc vào loại đất cát đắp lớp đệm; Các rãnh phụ thu nước chảy vào rãnh chính.

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 56)