- Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, văn hoá - lịch sử cách mạng gắn với quá trình phát triển của Di tích Tầm Vu, Khu sinh thái rừng tràm Vị Thuỷ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng…. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm của tỉnh, hòa nhập với mạng lưới du lịch toàn quốc và khu vực. Phát triển du lịch nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường cảnh quan, nâng cao nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần cho nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đồng thời bảo đảm an ninh chính trị quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2010 - 2015: Khách du lịch: Đến năm 2015 đạt 750 ngàn lượt khách, trong đó: khách nội địa chiếm 88%, khách quốc tế chiếm 12%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,1%. Doanh thu du lịch: Đến năm 2015 đạt 14.000 tỷ đồng. Nhu cầu nguồn nhân lực: Đến năm 2015 tổng nhu cầu lao động khoảng 1.849 lao động (trong đó: lao động trực tiếp là 1.000 người, lao động gián tiếp là 849 người).
+ Giai đoạn 2015 - 2020: Khách du lịch: Đến năm 2020 đạt 1.150 lượt khách, trong đó: khách nội địa chiếm 85%; khách quốc tế chiếm 15%; tốc độ tăng trưởng bình quân 17,0%. Doanh thu du lịch: Đến năm 2020, đạt khoảng 18.000 tỷ đồng. Nhu cầu nguồn nhân lực: Đến năm 2020 tổng nhu cầu lao động 2.800 lao động (trong đó: lao động trực tiếp khoảng 1.500 người, lao động gián tiếp khoảng 1.300 người).
- Vị trí du lịch Hậu Giang trong chiến lược phát triển: Hậu Giang nằm trong cụm du lịch trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang những năm tới và dựa trên mô hình phân tích theo mô hình sản xuất Cobb- Douglas, tác giả xin đưa ra dự báo kế hoạch đầu tư công vào ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.
Bảng 4.1. Dự báo đầu tư công vào tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
Năm Doanh thu
(tỷ đồng), Y Đầu tư (tỷ đồng), K Lao động, (người), L Năm 2013 12.000 12.646,71 1.642 Năm 2014 12.500 12.375,95 1.832 Năm 2015 14.000 14.800,51 1.849 Năm 2016 15.000 16.203,4 1.902 Năm 2017 16.000 17.686,92 1.946 Năm 2018 17.000 19.525,16 1.948 Năm 2019 17.500 19.797,35 2.031 Năm 2020 18.000 15.982,96 2.800
Như vậy dự báo tăng trưởng của ngành du lịch đến năm 2020 là cơ sở quan trọng để định hướng phát triển các ngành chuyên môn hóa, trong đó có qui hoạch phát triển, đầu tư các nguồn lực về vốn, con người và cả khoa học công nghệ. Cơ quan chính quyền tỉnh, các lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Hậu Giang cần có kế hoạch, kiến nghị xin bổ sung vốn đầu tư công để có thể đầu tư khai thác được tiềm năng du lịch tại tỉnh mình.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công vào ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang