Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 36)

 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều ưu việt về vị trí địa lý nên có sức thu hút lớn đối với du khách đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đồng thời đây còn là nơi trung chuyển tiếp nhận và đưa đón du khách đến mọi miền của đất nước, với đặc điểm kinh tế văn hoá, cơ sở hạ tầng phát triển hàng đầu cả nước, dân cư đông đúc trong đó người Kinh và người Hoa qua bao đời đã hình thành nên cộng đồng đa tôn giáo và có sự giao thoa về văn hoá sâu sắc thể hiện ở phong tục, tập quán, sự tồn tại của hàng ngàn di tích, các lễ hội được tổ chức quanh năm.

Nguyên nhân chủ yếu là thành phố luôn tranh thủ mọi cơ hội, tập trung sức và lực cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố: từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Bến Cảng Nhà Rồng, các trục lộ giao thông, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ ... Tuy thực tế còn nhiều bất cập nhưng trong những năm qua tiềm năng về cảng biển, sân bay, các đầu mối giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh với cả nước và quốc tế đã được lãnh đạo các cấp giành ưu tiên quan tâm; từ khâu lập quy hoạch đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là chỉnh trang môi trường cảnh quan du lịch, tạo thêm nhiều điểm du lịch sinh thái, các khu, điểm du lịch ... tăng sức hút của du khách ra ngoại ô thành phố và các vùng phụ cận, tránh ô nhiễm và những “Hội chứng" khác do cuộc sống đô thị gây ra.

Bên cạnh đó còn tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch. Trong đó, một mặt chú trọng đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn như bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử cách mạng Dinh Thống Nhất, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Địa đạo Bến Dược - Củ Chi...

 Hải phòng

Thời gian qua ngành du lịch Hải Phòng phải vượt qua rất nhiều khó khăn từ công tác lập quy hoạch, định hướng phát triển, xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ... Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, với chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là việc kêu gọi đầu tư công, du lịch Hải Phòng đã bước đầu thu được những thành công.

- Ngành du lịch tỉnh Hải Phòng đã quan tâm đầu tư cho các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh dịch vụ từ nhiều nguồn vốn huy động được trong xã hội và từ nước ngoài, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách. Trong đó tập trung xây dựng các khu điểm tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, cảng biển, kết hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị các điểm du lịch sinh thái trong vùng.

- Thường xuyên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tham gia và phối hợp tổ chức các hội chợ xúc tiến du lịch do ngành tại địa phương hoặc Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức. Trong đó, có thể nói sự phối hợp quảng bá mang tính liên vùng đã thực sự giúp cho du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm trong tuyến du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long, từ đó phát triển được cả thị trường khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Mặt khác, nhờ phát huy tốt nội lực của các doanh nghiệp do ngành quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội về thị trường, khách hàng, nhất là tranh thủ nguồn khách du lịch Trung Quốc được vào Việt Nam bằng giấy thông hành ... mà Hải Phòng đạt tốc độ tăng trưởng cao về du lịch.

 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Thứ nhất, Tuyên truyền quảng bá hình ảnh cho ngành du lịch rộng rãi để du khách biết đến nhiều hơn.

Thứ hai, Mức giá dịch vụ ở mức phù hợp với chất lượng phục vụ khách hàng. Thứ ba, quy hoạch tổng thể khu du lịch bao gồm cả các tuyến giao thông vào khu du lịch và xây dựng các tuyến xe thuận tiện vào các khu du lịch.

Thứ năm, ngoài vốn đầu tư công nên thu hút thêm nguồn vốn đầu tư khác từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này tập hợp tất cả các lý thuyết liên quan đến đầu tư công và đầu tư công trong ngành du lịch; trên cơ sở lý thuyết tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang. Trong chương này tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra giả thuyết mô hình nghiên cứu. Chương 2 tác giả sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)