Kinh nghiệm đầu tư công phát triển du lịch

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 34)

1.5.5.1. Kinh nghiệm của một số nước

 Trung Quốc

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập với thế giới cơ sở hạ tầng Trung Quốc đã phát triển toàn diện về nhiều mặt không chỉ tạo điều kiện phát triển du lịch nói riêng mà còn là hình ảnh hiện đại hơn, mới mẻ hơn về đất nước Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế khổng lồ trên thế giới.

Trung Quốc không những luôn chú ý đầu tư thích đáng để phát triển hệ thống thông tin, khách sạn, giao thông … sao cho có thể bắt kịp với sự phát triển của thế giới, thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách, mà ngành du lịch còn luôn chú ý đến ý kiến phản ánh của du khách đặc biệt là du khách quốc tế để có những chính sách điều chỉnh kịp thời. Ví dụ như đầu những năm 1990 đứng trước hiện tượng du khách quốc tế không ngừng phê bình về các điểm vệ sinh công cộng cho khách du lịch vừa bẩn, vừa loạn … Cục du lịch quốc gia Trung Quốc đã nhanh chóng tổ chức chương trình xây dựng các công trình vệ sinh phục vụ du lịch trong ba năm liền (từ năm 1994 đến năm 1996) với sự tham gia tích cực của các địa phương và các đơn vị có liên quan. Tổng vốn đầu tư cho chương trình này đã lên tới 200 triệu nhân dân tệ, chương trình đã xây dựng hơn 2.000 điểm vệ sinh công cộng tại các điểm, trên các tuyến du lịch. Do vậy, nhanh chóng cải thiện tình trạng khó khăn lúc trước.

 Thái Lan

Thái Lan có khoảng 70.000 làng nghề thủ công. Để khai thác kỹ năng của các làng nghề truyền thống ở miền bắc Thái Lan, tạo ra thêm thu nhập, giải quyết lao động địa phương, từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện dự án OTOP (One

Tambon One Product: mỗi làng nghề một sản phẩm). Đây là chương trình chiến lược từ sáng kiến của Cục xúc tiến xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan. Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống ... riêng, kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm. Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương với toàn cầu, thông qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại.

Ý tưởng “mỗi làng một sản phẩm” (One Village One Product Movement) viết tắt là OVOP được Morihiko Hiramatsu khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó, một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này và được đổi thành OTOP (One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị trấn hay mỗi địa phương một sản phẩm.

Thái Lan là nước phát triển OTOP rất thành công. Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiện nay ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia. Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì. Nó đã giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ. Ở Trung Quốc mô hình OTOP cũng đã bắt đầu từ năm 1989. Riêng ở Đài Loan đã có khoảng 100 trung tâm OTOP, làm ra trên 1.000 loại sản phẩm.

Thủ tướng Thaksin cho biết chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục giúp các cộng đồng địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm theo chương trình OTOP để có thể tăng doanh thu thông qua việc chỉ thị cho các trường đại học mở các phòng vi-tính tạo phần mềm thiết kế các mẫu sản phẩm OTOP, đồng thời lập ra các trang thông tin nhằm giúp khách hàng nước ngoài có thể đặt mua hàng qua mạng. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ giúp tổ chức các chuyến du lịch tới các làng nghề để du khách nước ngoài có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sản xuất như thế nào.

Ngoài mục đích phát triển du lịch, một khía cạnh tích cực hơn, mô hình OTOP cần khuyến khích người dân sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, dựa vào tri thức truyền thống bản địa để làm ra sản phẩm đặc trưng của địa phương mình. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.

 Malaysia

Hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Thị trường thu hút khách, trọng điểm là các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore, Thái Lan; chú trọng khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Anh… Ngoài ra, Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

1.5.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương

 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều ưu việt về vị trí địa lý nên có sức thu hút lớn đối với du khách đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đồng thời đây còn là nơi trung chuyển tiếp nhận và đưa đón du khách đến mọi miền của đất nước, với đặc điểm kinh tế văn hoá, cơ sở hạ tầng phát triển hàng đầu cả nước, dân cư đông đúc trong đó người Kinh và người Hoa qua bao đời đã hình thành nên cộng đồng đa tôn giáo và có sự giao thoa về văn hoá sâu sắc thể hiện ở phong tục, tập quán, sự tồn tại của hàng ngàn di tích, các lễ hội được tổ chức quanh năm.

Nguyên nhân chủ yếu là thành phố luôn tranh thủ mọi cơ hội, tập trung sức và lực cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố: từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Bến Cảng Nhà Rồng, các trục lộ giao thông, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ ... Tuy thực tế còn nhiều bất cập nhưng trong những năm qua tiềm năng về cảng biển, sân bay, các đầu mối giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh với cả nước và quốc tế đã được lãnh đạo các cấp giành ưu tiên quan tâm; từ khâu lập quy hoạch đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là chỉnh trang môi trường cảnh quan du lịch, tạo thêm nhiều điểm du lịch sinh thái, các khu, điểm du lịch ... tăng sức hút của du khách ra ngoại ô thành phố và các vùng phụ cận, tránh ô nhiễm và những “Hội chứng" khác do cuộc sống đô thị gây ra.

Bên cạnh đó còn tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch. Trong đó, một mặt chú trọng đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn như bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử cách mạng Dinh Thống Nhất, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Địa đạo Bến Dược - Củ Chi...

 Hải phòng

Thời gian qua ngành du lịch Hải Phòng phải vượt qua rất nhiều khó khăn từ công tác lập quy hoạch, định hướng phát triển, xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ... Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, với chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là việc kêu gọi đầu tư công, du lịch Hải Phòng đã bước đầu thu được những thành công.

- Ngành du lịch tỉnh Hải Phòng đã quan tâm đầu tư cho các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh dịch vụ từ nhiều nguồn vốn huy động được trong xã hội và từ nước ngoài, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách. Trong đó tập trung xây dựng các khu điểm tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng, cảng biển, kết hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị các điểm du lịch sinh thái trong vùng.

- Thường xuyên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc tham gia và phối hợp tổ chức các hội chợ xúc tiến du lịch do ngành tại địa phương hoặc Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức. Trong đó, có thể nói sự phối hợp quảng bá mang tính liên vùng đã thực sự giúp cho du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm trong tuyến du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long, từ đó phát triển được cả thị trường khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Mặt khác, nhờ phát huy tốt nội lực của các doanh nghiệp do ngành quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội về thị trường, khách hàng, nhất là tranh thủ nguồn khách du lịch Trung Quốc được vào Việt Nam bằng giấy thông hành ... mà Hải Phòng đạt tốc độ tăng trưởng cao về du lịch.

 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Thứ nhất, Tuyên truyền quảng bá hình ảnh cho ngành du lịch rộng rãi để du khách biết đến nhiều hơn.

Thứ hai, Mức giá dịch vụ ở mức phù hợp với chất lượng phục vụ khách hàng. Thứ ba, quy hoạch tổng thể khu du lịch bao gồm cả các tuyến giao thông vào khu du lịch và xây dựng các tuyến xe thuận tiện vào các khu du lịch.

Thứ năm, ngoài vốn đầu tư công nên thu hút thêm nguồn vốn đầu tư khác từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này tập hợp tất cả các lý thuyết liên quan đến đầu tư công và đầu tư công trong ngành du lịch; trên cơ sở lý thuyết tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang. Trong chương này tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra giả thuyết mô hình nghiên cứu. Chương 2 tác giả sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp hồi qui đa biến … Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

2.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu khoảng 25 cán bộ công chức, viên chức Sở ban ngành của tỉnh Hậu Giang như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài Chính. Những người này đều có sự am hiểu về những yếu tố tác động đến đầu tư công và Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang. Bằng cách phát phiếu câu hỏi để các công chức, viên chức tham gia liệt kê các ý kiến, quan điểm của mình về những yếu tố tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang. Trong cuộc tao đổi tác giả giới thiệu về mô hình nghiên cứu tác giả đã đề xuất và hệ thống biến quan sát đã tổng hợp cùng với việc giải thích về cuộc nghiên cứu tác giả đang tiến hành đối với tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang cho những người tham gia phỏng vấn. Sau đó tiến hành thảo luận với những công chức, viên chức tham gia phỏng vấn về tính hợp lý của mô hình và hệ thống biến quan sát; xin ý kiến góp ý của họ về mô hình và hệ thống biến quan sát. Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng để đo lường theo mô hình nghiên cứu đã dự kiến.

2.1.1.2. Nghiên cứu chính thức

Sử dụng phần mềm SPSS để tính kết quả các biến, các hệ số hồi quy và giải thích ý nghĩa của chúng. Qua đó, đánh giá mức độ tương quan các biến, tính toán và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích để đánh giá

tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang.

2.1.2. Thu thập dữ liệu

- Thu thập số liệu về tổng vốn đầu tư công vào ngành du lịch, doanh thu và số người lao động của ngành du lịch, số lượt khách đi du lịch… qua niên giám thống kê của Tỉnh Hậu giang từ Cục Thống Kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các ban ngành tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 đến 2012.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Đề tài được thiết kế nghiên cứu theo các bước và quy trình như sau: Lý thuyết đầu tư công

trong ngành du lịch

Thiết kế mô hình phân tích

Thu thập và xử lý số liệu

Kết quả và kết luận

- Bước 1: nghiên cứu các lý thuyết đầu tư công, tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch của Tỉnh Hậu Giang

- Bước 2: Dựa vào lý thuyết, mô hình nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất;

- Bước 3: thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS qua mô hình hồi bội.

- Bước 4: sử dụng kết quả tính toán, kết luận vấn đề nghiên cứu và minh chứng cho lý thuyết.

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.3.1. Thống kê mô tả

lượng lao động trong ngành và hệ số công nghệ. Thông qua mô tả mẫu chúng ta có được thông tin sơ bộ về phân loại đối tượng trong ngành du lịch.

2.3.2. Thống kê suy diễn

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu: khi tóm tắt một đại lượng về thông tin đầu tư công, số lượng lao động, doanh thu trong ngành thường dùng các thông số thống kê như tần số, trung bình cộng, tỷ lệ, phương sai, độ lệch chuẩn và thông số thống kê khác. Những dữ liệu này biểu diễn bằng đồ họa hoặc bằng bảng mô tả dữ liệu giúp phân tích, so sánh thông tin trong ngành du lịch Hậu Giang.

2.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới. Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 8.0 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 34)