Từ kết quả số liệu về vốn đầu tư công, doanh thu và số người lao động qua các năm từ 2005 đến năm 2012 (Bảng 2.5), tiến hành hồi quy bằng phần mềm SPSS 16 để tiến hành hồi quy, thiết lập mô hình mối quan hệ giữa doanh thu với các nhân tố tác động là vốn đầu tư công và số người lao động
Bảng 3.4 Số liệu thu thập được trong giai đoạn năm 2005 đến 2012
Năm Doanh thu (tỷ đồng), Y Đầu tư (tỷ đồng), K Lao động, (người), L lnY lnK lnL 2005 6.290 5.350 1.012 8,75 8,58 6,92 2006 7.337 11.558,78 1.031 8,90 9,36 6,94 2007 8.042 46.000 1.129 8,99 10,74 7,03 2008 8.664 20.836,64 1.303 9,07 9,94 7,17 2009 9.707 10.800 1.436 9,18 9,29 7,27 2010 10.621 16.720 1.475 9,27 9,72 7,30 2011 11.025 32.826,81 1.621 9,31 10,40 7,39 2012 12.151 18.450 1.642 9,41 9,82 7,40
* Kết quả thu được
Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.
Bảng 3.5 Kết quả các hệ số hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Biến số
B Sai số chuẩn Beta
Hằng số 1,091 0,752 0,003
LnK 0,036 0,033 0,608 0,000
LnL 1,069 0,114 0,493 0,000
R2Adj = 94,2%
F=57,456, Sig.F=0,000
Kết quả chạy mô hình hồi qui cho thấy: α =0,608, β=0,493, R2 điều chỉnh = 94,2%, Sig.F = 0,000, các đại lượng thống kê t đều chỉ ra sự hiện diện tương đối tốt của các dữ liệu đầu vào. Khi xây dựng mô hình, hệ số tự do Ln(A) bị loại trừ, vì sự hiện diện của hệ số này làm giảm chất lượng của mô hình xét theo quan điểm thống kê.
Theo kết quả xây dựng mô hình, hàm sản xuất trong ngành du lịch có dạng:
0.608 0.493
Y K x L
Trong đó:
α – độ co giãn của giá trị đầu ra theo vốn, bằng 0,608, nghĩa là khi tăng vốn đầu tư lên 1% giá trị sản lượng sẽ tăng lên 0,608%;
β – độ co giãn của giá trị đầu ra theo lao động, bằng 0,493, nghĩa là khi tăng số lượng lao động lên 1% giá trị sản lượng sẽ tăng lên 0,493%.
Trong giai đoạn 2005-2012, α > β, do đó trong ngành du lịch có sự gia tăng tiết kiệm về lao động. Ngoài ra, vì (α + β) > 1 nghĩa là hàm sản xuất có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Giá trị sản xuất của ngành du lịch tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của lao động và vốn đầu tư vào ngành.
Trở lại với khảo sát tác động của đầu tư công đến tăng trưởng giá trị ngành du lịch Hậu Giang trong giai đoạn 2005–2012:
Độ co giãn tương đối theo vốn đầu tư vào ngành du lịch và theo lao động tương ứng bằng:
Trong giai đoạn phân tích, giá trị tăng 1,93 lần (Y~=1,93), vốn đầu tư bình quân tăng 3,79 lần (K~=3,79), số lượng lao động trong ngành tăng 1,62 lần (L~=1,62).
Hiệu quả riêng của các nguồn lực tương ứng bằng:
Hiệu quả chung:
Qui mô:
Kết quả, dựa trên cơ sở tính toán, tăng trưởng giá trị ngành du lịch trong giai đoạn phân tích có được chủ yếu là nhờ qui mô là 2,59 lần, hiệu quả chung tăng 0,745 lần.
Như vậy, ta có thể kết luận được rằng, doanh thu của ngành du lịch thực sự bị ảnh hưởng bởi vốn đầu tư công và số lượng lao động. Cũng nhìn vào mô hình ta thấy tác động của đầu tư công có tác động thực sự mạnh mẽ so với số lượng lao động.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã phân tích tác động của đầu tư công tại tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2005 đến 2012, từ đó đưa ra những đánh giá tác động của đầu tư công đến ngành du lịch. Đồng thời, từ số liệu thu thập được qua các năm, tác giả đã ứng dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo doanh thu của ngành du lịch với sự tác động của các yếu tố đầu tư công, số lượng lao động trong ngành du lịch.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trong thời gian tới nên chúng ta cần chú trọng phát triển du lịch theo hướng bền vững tức là phát triển du lịch phải dựa trên các dự án, kế hoạch đồng bộ và mang tính cộng đồng, bảo tồn các giá trị truyền thống nhưng vẫn phát huy được thế mạnh “vẻ đẹp tiềm ẩn” của du lịch Hậu Giang.
Qua thực tế cho thấy, đầu tư công tại tỉnh Hậu Giang so với các vùng du lịch khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên lượng doanh thu và số lượng khách đến thăm quan, lựa chọn các điểm du lịch ở tỉnh Hậu Giang chưa phải là cao.
Từ cơ sở chương 3, chương 4 tác giả xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị ở chương 4 để nâng cao hiệu quả đầu tư công vào ngành du lịch tỉnh Hậu Giang.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG VÀO NGÀNH
DU LỊCH HẬU GIANG