Các nhân tố chính trị

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 30)

Là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế.

Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn sẽ cản hoạt động du lịch, tạo

nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn thất môi trường tự nhiên.

Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị.

1.5.3. Đầu tư công trong ngành du lịch

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề ... Việc Tập đoàn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay, đầu tư cảng biển dọc 600 km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất …

Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập.

Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của chiếc bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Về tổng thể, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam nhờ gia tăng đầu tư công đã lên tới đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ ... thì nền kinh tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng, đất nước và người dân càng bị nghèo đi và thiếu bền vững.

Xét đến ngành du lịch, đầu tư công tuy có nhiều hạn chế nhưng thời gian qua đầu tư công đã và đang thể hiện vai trò của mình trong việc phát triển nhiều khu du lịch mới. Các điểm du lịch mới được hình thành không chỉ giải quyết việc làm, thu nhập cho lao động địa phương mà còn làm thay đổi diện mạo, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tại địa phương. Cũng nhờ vậy, hạ tầng được chú trọng đầu tư, tạo thuận lợi hơn cho người dân trong phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, việc đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của chiếc bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài.

Hiện nay, đầu tư công trong ngành du lịch cần đổi mới phân bổ đầu tư công, gắn với tài chính công và tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ chính sách tài khóa. Điều quan trọng nhất là kỷ luật tài khóa và việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch du lịch trên cơ sở tôn trọng tính tự phát triển của địa phương, nhưng cũng cần hướng về sự phát triển tổng thể nền kinh tế.

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 30)