Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 72)

Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, di tích lịch

sử, văn hoá… Đồng thời, đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách, khắc phục tình trạng thiếu xe tốt, thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn…

Mặc dù cũng đã được phân bổ nguồn về tỉnh để nâng cấp, trùng tu, tôn tạo và xây dựng thêm để hoàn thiện hơn về các khu du lịch, tuy nhiên qua thực tế so sánh có thể thấy rằng vốn đầu tư công rót về tỉnh Hậu Giang so với các tỉnh, vùng lân cận vẫn còn thấp và hiệu quả đem lại chưa nổi bật. Chính vì vậy mà Hậu Giang cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thu hút vốn đầu tư công vào ngành du lịch tại địa bàn.

Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang cần xem xét một số giải pháp về vốn như sau:

Vốn ngân sách nhà nước: Huy động các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương; thực hiện tốt công tác tạo nguồn vốn; Đầu tư có mục tiêu, hạn chế dàn trải, tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau:

-Đầu tư, nâng cấp hệ thống cở sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tạo các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

-Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các di tích đã được xếp hạng. Cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa trong vùng và quốc gia như: Khu di tích Nam kỳ khởi nghĩa (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành), Di tích chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A), Di tích chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ). Ngoài ra còn có “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Di tích tội ác Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào” và Di tích lịch sử “Địa điểm Chiến thắng Vàm Cái Sình” ở phường 7 (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang)….

Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào ngành du lịch không đủ, chính vì vậy ngoài việc thu hút vốn đầu tư công thì tỉnh Hậu Giang cũng cần có các giải pháp thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư và khu vực nước ngoài, cụ thể như sau:

Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn có tiềm tàng lớn trong dân và các doanh nghiệp. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình huy động vốn đầu tư du lịch. Do đó cần phải cải tiến định chế tài chính theo hướng khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác cùng các doanh nghiệp để đầu tư phát các điểm du lịch đã được quy hoạch.

Phát triển mạnh hệ thống tài chính, tín dụng trên địa bàn như các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân… thông qua đó huy động vốn nhàn rỗi trong dân

cư với nhiều hình thức phù hợp như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…

Không ngừng cải tiến thủ tục hàng chính trong các khâu xét duyệt thành lập doanh nghiệp, cấp quyền sử dụng đất, để nhằm đơn giản các thủ tục, đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh về tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nhân dân và doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Thông qua việc tăng cường hợp tác liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển, thực sự coi thu hút vốn đầu tư trong nước là hướng ưu tiên.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Trong đó cần chú trọng mời các tập đoàn du lịch, vui chơi, thể thao lớn đến đầu tư để tận dụng luôn khách và hệ thống tiếp thị có sẵn của họ vào chương trình phát triển du lịch của tỉnh.

Tạo nguồn vốn thông qua việc cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ của nhà nước: Đây là một giải pháp thu hút vốn đầu tư có ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay còn hạn chế các nguồn vốn cơ bản.

Vay ngân hàng: Từ năm 2001, Chính Phủ đã xem xét chủ trương để các doanh nghiệp du lịch được vay tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Để thực hiện chủ trương này, ngành ngân hàng cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể cùng với việc cải tiến các thủ tục cho vay. Đồng thời cũng cần xem xét phương án thành lập ngân hàng cổ phần đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi thông qua hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 72)