Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 43)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ. Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1945, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu. Sau 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Phong Dinh và Ba Xuyên thời Việt Nam Cộng Hoà. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành Cần Thơ và Sóc Trăng.

Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội khoá 11 nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2- 1-2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách làm hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ: từ 9030'35'' đến 10019'17'' Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh Đông.Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1- 2004. Khi mới chia tách, Hậu Giang có 6 đơn vị hành chính là thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thuỷ. Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy). Từ đó đến nay, tỉnh có 7 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện) trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố Vị Thanh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hậu Giang là 1.601 km2, tổng dân số Hậu Giang năm 2013 khoảng 802.799 người, với mật độ dân số 501 người/km2, chủ yếu là dân tộc Kinh (96,5 %) và số ít là đồng bào dân tộc Khmer (1,1 %), dân tộc Hoa (2,4 %).

- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ. - Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Biểu đồ 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (Nguồn: Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang)

Tỉnh Hậu Giang nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Điều kiện tự nhiên: Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27 oC không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 oC) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3 oC). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao, nhất là SO4

2 -

vượt quá sức chịu đựng của cây trồng, nên cần phải tháu chua rửa mặn trước khi canh tác.

Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây:

- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.

- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.

- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước.

3.1.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, có hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61. Ngoài ra, tuyến đường bộ nối thành phố Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Đường nội bộ tỉnh, gồm các tuyến 924 đến 933 với tổng chiều dài 161 km. Mạng lưới đường thủy, gồm có hai trục giao thông quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống kênh, rạch hình thành mạng lưới đường thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thuỷ thuận lợi.

3.1.1.3. Hệ thống dịch vụ xã hội

- Giáo dục: Phát triển cả về qui mô, chất lượng, loại hình đào tạo, cơ sở vật chất. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã và đang phát huy hiệu quả, chất lượng giáo dục được chuyển biến, giáo dục vùng sâu, vùng xa có những tiến bộ, trình độ dân trí được nâng lên.

Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012, đẩy mạnh xã hội hoá trong giáo dục, đến năm 2012 có 54/309 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 17,5% tổng số trường trên toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành đã được cải thiện, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được tăng hàng năm với việc huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn. Thành lập mới trên 70 trường, trong đó có trường Đại học Võ Trường Toản, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã đi vào hoạt động; nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập.

Hệ thống giáo dục tiếp tục đổi mới theo hướng đa dạng, linh hoạt tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên; các loại hình giáo dục không chính quy phát triển nhanh; mạng lưới trường lớp theo hướng kiên cố hóa được mở rộng đến vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Các địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp trợ giúp, tạo điều kiện học tập các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào dân tộc và học sinh nghèo vượt khó.

Tỷ lệ huy động học sinh ở các cấp học đến trường được duy trì ổn định với chiều hướng tăng hàng năm và đạt kế hoạch 5 năm đề ra. Đến năm 2012 huy động trẻ trong

độ tuổi đi nhà trẻ 10,5%, trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo 85%. Huy động học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường 99%, học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi 87%; học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi 55%; ngành đã khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp, từng bước giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học.

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên, y tế cơ sở từng bước được củng cố phát triển, các trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia (đến 2012 đã có 73/73 trạm y tế đạt 100%), nâng cao năng lực điều trị, chỉ số thu hút bệnh nhân về tuyến y tế cơ sở ngày càng tăng, giải tỏa được một phần áp lực bệnh nhân về tuyến tỉnh và huyện.

Đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang với qui mô 500 giường, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế được hiện đại hóa, đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản đảm bảo nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mới, phục vụ nhân dân trong toàn tỉnh và khu vực, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số bệnh viện ở tuyến huyện. Tổng số cơ sở y tế tính đến 2012 có 95 tăng 17 cơ sở so với năm 2005, trong đó có 9 bệnh viện đa khoa, 13 phòng khám đa khoa khu vực và 73 trạm y tế xã phường, 1.860 giường bệnh, tăng 1.060 giường so với năm 2005 chỉ 800 giường. Cán bộ y tế trong tỉnh đến 2012 là 2.514 người, tăng so với năm 2005 là 1.130 người, đến 2012 đạt 90% trạm y tế có bác sĩ (27,5% năm 2005).

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.251 tỷ đồng, đạt 54,8%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.457 tỷ đồng, đạt 97% chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 29,5% so cùng kỳ. Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo, đạt 100% kế hoạch.

Đến tháng 10 năm 2012, tình hình KTXH có sự chuyển biến, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng thực hiện được 544,3 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong tháng ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng ước thực hiện được 2.090 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,29% so với tháng trước. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện 3.535,7 tỷ đồng.

Đánh giá tình hình KTXH trong tháng 10 năm 2012, có chuyển biến và tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực, nổi bật là, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,6% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,1% so với tháng trước, tăng 22% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn tháng trước và thấp hơn bình quân chung cả nước.

3.1.2.2. Nguồn nhân lực

Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt 480 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰. 3.2. Đánh giá đầu tư công tại tỉnh Hậu Giang từ 2005 - 2012

3.2.1. Thực trạng đầu tư công tại tỉnh Hậu Giang từ 2005 – 2012 3.2.1.1. Thực trạng đầu tư công trên lĩnh vực du lịch 3.2.1.1. Thực trạng đầu tư công trên lĩnh vực du lịch

Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch. Trong những năm qua đầu tư du lịch Hậu Giang còn ít so với nhu cầu phát triển của ngành.

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.2 Đầu tư công cho du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2012 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang)

Bảng 3.1 Tình hình đầu tư công vào ngành du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2012 ĐVT: Triệu VNĐ

Năm Lĩnh vực đầu tư Tổng số

Dịch vụ ăn uống, nhà trọ, khách sạn Vui chơi giải trí KDL Sinh thái Cơ sở hạ tầng Xã TânBình-Phụng Hiệp Thị trấn Nàng Mau 2.000 2005 Thị trấn Ngã Sáu Châu Thành 5.350 3.350 KDL ST Rừng tràm Vị Thuỷ 11.000 Làng DLST vườn Tầm Vu 312,07 2006

Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu 11.558,78 246,71 Khu du lịch Hồ Đại Hàn 2.550 13.450 Khu DLST Lung Ngọc Hoàng 2.700 2007

Điểm DL chợ nổi Ngã Bãy

46.000

1.350 19.500 6.450 Khu du lịch sinh thái Phú

Hữu 5.193,75

2008

Khu du lịch sinh thái Tây Đô

20.836,64

5.500 10.142,89

2009 Vườn cò tại xã Xà Phiên 10.800 10.800

2010 Khu di tích Long Mỹ 16.720 16.000 720

Khu di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân khu 9 20.023,49 2011 Khu di tích chiến thắng Vàm Cái Sình 32.826,81 12.803,32 2012 Khu DL cộng đồng tại vùng khóm Cầu Đúc 18.450 7.000 11.450

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang) Bảng 3.2 Hệ số ICOR ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

ICOR 3,5 3,2 3,6 3,2 3,12 3,25 3,4 3,13

Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ...

Năm 2005, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 5.350 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn. Trong hai năm 2006 và

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)