Thực trạng đầu tư công tại tỉnh Hậu Giang từ 2005–2012

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 48)

3.2.1.1. Thực trạng đầu tư công trên lĩnh vực du lịch

Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch. Trong những năm qua đầu tư du lịch Hậu Giang còn ít so với nhu cầu phát triển của ngành.

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.2 Đầu tư công cho du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2012 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang)

Bảng 3.1 Tình hình đầu tư công vào ngành du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2012 ĐVT: Triệu VNĐ

Năm Lĩnh vực đầu tư Tổng số

Dịch vụ ăn uống, nhà trọ, khách sạn Vui chơi giải trí KDL Sinh thái Cơ sở hạ tầng Xã TânBình-Phụng Hiệp Thị trấn Nàng Mau 2.000 2005 Thị trấn Ngã Sáu Châu Thành 5.350 3.350 KDL ST Rừng tràm Vị Thuỷ 11.000 Làng DLST vườn Tầm Vu 312,07 2006

Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu 11.558,78 246,71 Khu du lịch Hồ Đại Hàn 2.550 13.450 Khu DLST Lung Ngọc Hoàng 2.700 2007

Điểm DL chợ nổi Ngã Bãy

46.000

1.350 19.500 6.450 Khu du lịch sinh thái Phú

Hữu 5.193,75

2008

Khu du lịch sinh thái Tây Đô

20.836,64

5.500 10.142,89

2009 Vườn cò tại xã Xà Phiên 10.800 10.800

2010 Khu di tích Long Mỹ 16.720 16.000 720

Khu di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân khu 9 20.023,49 2011 Khu di tích chiến thắng Vàm Cái Sình 32.826,81 12.803,32 2012 Khu DL cộng đồng tại vùng khóm Cầu Đúc 18.450 7.000 11.450

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang) Bảng 3.2 Hệ số ICOR ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

ICOR 3,5 3,2 3,6 3,2 3,12 3,25 3,4 3,13

Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ...

Năm 2005, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 5.350 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn. Trong hai năm 2006 và 2007 tổng số vốn đầu tư đã tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 2006 đầu tư khoảng 11.558,78 triệu VNĐ, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005 và năm 2007 tổng số vốn đầu tư dự kiến đã tăng lên rất nhiều với là 46.000 triệu VNĐ. Tổng vốn đầu tư trong những năm 2005 và 2006 chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm, phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác marketing, phát triển sản phẩm ... bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy ... Vì vậy mà trong năm 2007 nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch ở Hậu Giang đã được phân bố theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí như làng du lịch sinh thái vườn Tầm Vu, khu du lịch Hồ Đại Hàn, khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng và tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy ...

Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng không ngoại lệ, kéo theo đó là đầu tư chung của cả nước và đầu tư công vào ngành du lịch nói riêng cũng bị ảnh hưởng cục bộ, nhu cầu du

lịch của người dân có phần bị giảm sút. Chính vì vậy mà các năm sau đầu tư công vào du lịch tại Hậu Giang có xu hướng bị giảm xuống. Năm 2008 vốn đầu tư giảm còn 20.836,64 triệu VNĐ, và năm 2009 hạ xuống mức thấp nhất còn 10.800 triệu VNĐ.

Đến năm 2011, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khôi phục trở lại. Mặc dù thực trạng có rất nhiều công ty bị phá sản nhưng cũng nhờ đó mà rất nhiều công ty phất lên, nền kinh tế dần dần phục hồi trở lại. Chính vì vậy nhà nước cũng có những động thái tích cực để kích cầu du lịch cả nước nói chung và có phương hướng kích cầu du lịch tại tỉnh Hậu Giang nói riêng. Đồng thời, có phương hướng phát triển ngành du lịch tại Hậu Giang thành ngành kinh tế tổng hợp.

Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế tổng hợp, góp phần tăng trưởng GDP và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, Hậu Giang xác định sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn có bằng việc tập trung trùng tu, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa; vận động, khuyến khích nhân dân địa phương khôi phục các làng nghề truyền thống; đăng ký thương hiệu các sản phẩm hàng hóa để làm quà tặng cho du khách; triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng chính sách hỗ trợ người dân để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay); xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch (các khu, điểm du lịch, các tour, tuyến du lịch; hệ thống giao thông phục vụ du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú, thương mại, nhà hàng, làng nghề truyền thống, nhà vệ sinh đạt chuẩn,…); phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh và Trung ương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Hậu Giang đến với du khách trong và ngoài nước … Đây là những bước đi khẳng định sự nỗ lực trong việc phát triển du lịch của chính quyền địa phương, phấn đấu đưa Hậu Giang trở thành một trong những điểm đến tiêu biểu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chính vì vậy trong những năm 2011, 2012 số vốn đầu tư công đã tăng lên nhiều hơn so với tàn dư khủng hoảng kinh tế năm 2009. Và cụ thể dùng vốn để đầu tư phát triển các điểm du lịch cộng đồng như: điểm du lịch cộng đồng tại khóm Cầu Đúc (xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh), xã Long Trị (huyện Long Mỹ), xã Phú Hữu (huyện Châu Thành)…, dự kiến, các điểm này sẽ bắt đầu được đưa vào khai thác trong năm 2014. Khi các điểm này đi vào hoạt động, kết hợp với loại hình du lịch khám phá, về nguồn sẽ tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của Hậu Giang.

3.2.1.2. Kết quả đầu tư công

Với tiềm năng, thế mạnh du lịch và nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước rót về, cộng với việc thực hiện tốt công tác quảng bá, tiếp thị tiềm năng du lịch của địa phương đến du khách, đưa các điểm du lịch đặc trưng vào hoạt động, tổ chức nhiều hoạt động thể dục, thể thao quy mô lớn và tổ chức Hội chợ Công thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của người dân và du khách, thời gian qua, du lịch Hậu Giang đã đạt được những thành công đáng kể, trong đó đáng chú ý là lượng khách du lịch. Theo số liệu thống kê, năm 2012, Hậu Giang đã đón gần 92.513 lượt khách, trong đó có 1.500 lượt khách quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có hơn 79.770 lượt khách đến Hậu Giang, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, đạt được kết quả như vậy là do định hướng đầu tư của tỉnh chủ yếu là phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị, tạo sự phát triển đồng bộ. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư - thương mại, trường học, bệnh viện, trường dạy nghề và các khu giải trí ... từng bước đưa Hậu Giang phát triển tương xứng với vị trí trong vùng, góp phần cộng hưởng để nâng cao chất lượng và doanh thu ngành du lịch. Cụ thể, riêng đối với ngành du lịch tỉnh Hậu Giang có kết quả như sau:

Cơ sở hạ tầng

Cho đến nay hầu hết các tuyến giao thông bằng đường thủy và đường bộ nối liền Hậu Giang với các tỉnh lân cận về cơ bản đã được nâng cấp và mở rộng, hệ thống các tuyến đường nối liền từ xã đến huyện và tỉnh đã được rải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩu phát triển kinh tế trong đó có ngành du lịch. Đối với ngành du lịch đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì khi giao thông thuận lợi sẽ không làm mất nhiều thời gian của du khách để đi từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác, khi đó du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để tham quan các điểm du lịch.

Tài nguyên du lịch được trùng tu, nâng cấp, cải thiện

Ở Hậu Giang có rất nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái rất phát triển với địa thế tự nhiên đẹp, cảnh quan hùng vĩ, tuy nhiên bước đầu còn hoang sơ và chưa đủ điều kiện để đáp ứng và phục vụ nhu cầu của du khách, với

sự quan tâm của chính phủ, nhà nước đầu tư trích và phân bổ ngân sách để đầu tư vào các khu du lịch của tỉnh Hậu Giang đã đem lại những kết quả nhất định, tài nguyên thiên nhiên cùng vẻ đẹp tự nhiên vốn có, cùng với sự đầu tư có kế hoạch, tạo nên những khu du lịch vừa đẹp vừa tiện nghi, thỏa mãn được sự hài lòng của du khách.

* Thắng cảnh tự nhiên

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch là có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các vườn cây ăn trái trĩu quả quanh năm, nhiều sản vật hấp dẫn, không khí trong lành... ở vị trí trung tâm của vùng Tây sông Hậu, bao gồm Khu du lịch sinh thái rừng tràm huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha, đến đây du khách có dịp được thư giãn, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương; Lâm trường mùa xuân; Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng Hiệp, quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch được xây dựng với nhiều nhóm như; đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn.

Nổi bật nhất là Lung Ngọc Hoàng, đây là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật tại Lung Ngọc Hoàng mang nét đặc thù hoang dã bởi các loài thực vật ngập nước theo mùa với các loài động vật nước phong phú như; rắn, rùa, cua đinh, các loại chim nước và cá nước ngọt nổi tiếng. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích hơn 2.800 ha. Bao quanh khu bảo tồn là vùng đệm rộng gần 900 ha chuyển tiếp giữa khu bảo tồn với vùng kinh tế. Những nét độc đáo sinh hoạt, sản xuất sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương; nghề gác kèo ong lấy mật và sáp; ca nhạc tài tử Nam Bộ; phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào của khu căn cứ cách mạng qua các thời kỳ quật khởi của vùng ĐBSCL. Trong tương lai đây sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Hậu Giang, nhất là đối tượng khách quốc tế.

Du lịch sinh thái là một trong những hình thức du lịch phổ biến ở Miền Tây (tức là Đồng Bằng Sông Cửu Long) có thể do nơi đây được ưu đãi về điều kiện tự nhiên phù hợp với hình thức du lịch này, Hậu Giang cũng không nằm ngoài khu vực.

* Di tích lịch sử, văn hóa

Hậu Giang là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang phần lớn

gắn liền với các di tích lịch sử. Theo thống kê toàn tỉnh có 16 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 9 di tích lịch sử văn hóa đạt cấp quốc gia. Trong số đó, có các di tích đang được khai thác du lịch như: đền thờ Bác Hồ, di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (huyện Long Mỹ), khu di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ (huyện Phụng Hiệp), di tích lịch sử văn hóa Tầm Vu (huyện Châu Thành A). Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều du khách đến xem.

Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang còn có chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL và nổi tiếng khắp trong, ngoài nước là chợ nổi Ngã Bảy (tên gọi cũ là chợ nổi Phụng Hiệp), nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần. Qua chợ nổi là đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng Hậu Giang” năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.

Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị.... Ngoài ra, tỉnh còn có đặc sản về thủy sản, cá thác lác Vị Thanh ngon nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thu hút tăng lượng khách du lịch

Từ những năm đầu còn gặp nhiều khó khăn khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) nhưng cho đến nay du lịch Hậu Giang cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng lên làm cho doanh thu cũng tăng lên.

Năm 2006, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 65.325 lượt người, giảm 11,83% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến Quốc lộ 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách. Bên cạnh đó, do Hậu Giang không có điểm du lịch nào thật sự hấp dẫn được du khách. Từ năm 2007 tổng số du khách đến Hậu Giang bắt đầu có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các hệ thống cơ sở hạ tầng các tuyến giao thông chính nối liền với các tỉnh trong vùng đã cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện cho việc đi lại được thuận tiện và nhanh chóng.

ĐVT: Lượt khách

Biểu đồ 3.3: Tổng lượng khách du lịch tới Hậu Giang từ 2005 – 2012 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang)

Năm 2011, tổng lượng khách du lịch tới Hậu Giang đã tăng lên mức 90.505

Một phần của tài liệu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ngành du lịch tỉnh hậu giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)