Phân tíc hT Test và phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các đố

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ manulife trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 59)

e. Hành vi sau mua

2.4.4 Phân tíc hT Test và phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các đố

tượng về quyết định mua BHNT và đưa ra kết luận, gợi ý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đưa ra phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang đo dự kiến và thảo luận nhóm đưa ra thang đo chính thức và phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, Hồi quy đa biến và phân tích T Test và phân tích ANOVA... sẽ được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 3.

C

CHHƯƯƠƠNNGG33::KKTTQQUU ĐĐOOLLƯƯNNGGSSLLIIUU 3.1 Tổng quan đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Tình hình chung của tỉnh Khánh Hòa

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.

Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).

Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.

Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km².

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh.

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra Biển Ðông.

Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình

26oC, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5- 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. (Nguồn Tổng quan Khánh Hòa, www.khanhhoa.gov.vn)

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 tăng 8,5% so với năm trước. Trong đó giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản tăng 1,9%; giá trị gia tăng công nghiệp - xây dụng tăng 6,33% và giá trị gia tăng dịch vụ tăng 12,73%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 1.930 USD.

Tổng thu ngân sách NN đạt 9.767 tỷ đồng, vượt 13,1% so với dự toán Trung ương, vượt 9,6% so với dự toán địa phương và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng 46,3%; dịch vụ 41,6% và nông, lâm, thủy sản 12,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19.293 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) tăng 8,11% so với năm 2011

Các ngành dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực và tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước; giá trị dịch vụ năm 2012 đạt 12.377 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2011.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 1.124 triệu USD, tăng 18,59% so với năm 2011. Giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 603,8 triệu USD.

Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh năm 1994) cả năm ước được 2.881,4 tỷ đồng tăng 2,87% so năm 2011, trong đó GTSX nông nghiệp 1.403,6 tỷ đồng tăng 2,85%, GTSX thủy sản 1.435,8 tỷ đồng tăng 2,66%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19.815 tỷ đồng, tăng 9,17% so với năm 2011. Trong đó: vốn nhà nước thực hiện 6.121,83 tỷ đồng tăng 6,72%, vốn ngoài nhà nước 13.242,32 tỷ đồng tăng 12,05%, vốn đầu tư nước ngoài 450,9 tỷ đồng giảm 24,45%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19.815 tỷ đồng, tăng 9,17% so với năm 2011. Trong đó: vốn nhà nước thực hiện 6.121,83 tỷ đồng tăng 6,72%, vốn ngoài nhà nước 13.242,32 tỷ đồng tăng 12,05%, vốn đầu tư nước ngoài 450,9 tỷ đồng giảm 24,45%.

Năm 2012 tạo việc làm mới cho khoảng 26.535 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 400 người; đào tạo nghề cho khoảng 24.120 người, đạt tỷ lệ lao động

qua đào tạo nghề 40% bằng chỉ tiêu kế hoạch đề ra. (nguồn Kinh tế - xã hội, www.khanhhoa.gov.vn).

Tóm lại, Khánh Hòa là một tỉnh có nền kinh tế mũi nhọn là dịch vụ du lịch, hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách quốc tế và nội địa đến tham quan nghỉ dưỡng mang đến cho Khánh Hòa nguồn thu ngân sách trong ngành dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân trong cả nước, trình độ dân trí của người dân tương đối cao thì Khánh Hòa là một thị trường rất tiềm năng để các công ty bảo hiểm khai thác và tìm kiếm khách hàng.

3.1.2 Thị trường BHNT tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung

Đến thời điểm tháng 10/2013 có 8 công ty trong tổng số 16 công ty BHNT có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tổng đại lý ở tỉnh Khánh Hòa là: Bảo Việt Nhân thọ, Manulife, Prudential, AIA, Ace-life, Dai-Ichi Life, Hanwha Life, PVI Sun Life. Trong đó, Bảo Việt Nhân thọ Khánh Hòa là công ty thành viên của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ có hoạt động sớm nhất tại Khánh Hòa và PVI Sun Life là Công ty vừa mới có mặt tại thị trường Khánh Hòa tháng 8/2013. Hiện nay Công ty bảo hiểm nhân thọ đang đứng đầu thị trường tỉnh Khánh Hòa là Bảo Việt Nhân thọ, sau đó là Prudential, Manulife, và những công ty còn lại. Với tỷ lệ người tham gia bảo hiểm tại tỉnh Khánh Hòa còn thấp như hiện nay (dưới 10%) thì đây là một thị trường đầy tiềm năng các Công ty bảo hiểm khai thác và phát triển thị trường.

Còn đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ tại VN là một thị trường mới và nhiều tiềm năng mà các Tập đoàn BHNT nước ngoài muốn khai thác với dân số đạt 90 triệu dân vào ngày 01/11/2013. Từ chỗ trên thị trường chỉ có một công ty BHNT duy nhất là Bảo Việt vào năm 1996, thì đến năm hết 2013 thị trường BHNT Việt Nam đã có 16 công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước và nước ngoài hoạt động tại thị trường VN. Chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường BHNT. Đặc biệt, khi thị trường có tới 15 công ty là các nhà đầu tư 100 % vốn nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, chỉ duy nhất có Bảo Việt là Công ty BH trong nước. Đây đều là những “người chơi lớn”, có kinh nghiệm, có năng lực tài chính hùng mạnh. Để thu hút khách hàng và chiếm thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tìm mọi biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục KH.

Hiện nay, các sản phẩm BHNT trên thị trường được xếp vào một trong 5 nhóm: Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm

trả tiền định kỳ. Trong năm 2012, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 999.684 hợp đồng, tăng 12,05% so với năm 2011. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 4.949 tỷ đồng, tăng 16,57% so với năm 2011. Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 130.232 tỷ đồng, tăng 8,66% so với năm 2011. Bình quân số tiền BH của hợp đồng chính khai thác mới trong năm 2012 đạt 130 triệu đồng, giảm 3,02% so với năm 2011.

Bảng 3.1: Tình hình khai thác mới của hợp đồng bảo hiểm chính năm 2012 Nghiệp vụ Hợp đồng BH (HĐ) Số tiền bảo hiểm (Trđ) Phí bảo hiểm (Trđ)

2012 2011 2012 2011 2012 2011

Bảo hiểm trọn đời 2.140 4.726 322.194 710.297 11.848 25.310

Bảo hiểm sinh kỳ 0.00 4.05

Bảo hiểm tử kỳ 325.220 284.162 25.230.223 19.322.934 180.533 138.303 Bảo hiểm hỗn hợp 396.032 360.245 34.759.213 27.481.010 2.769.777 2.296.644 Bảo hiểm trả tiền định kỳ 1.354 1.840 17.538 33.906 22.249 28.217 Bảo hiểm liên kết đầu tư 274.938 241.236 69.903.339 72.301.706 1.964.938 1.757.186 Tổng cộng 999.684 892.209 130.232.507 119.849.853 4.949.347 4.245.666

(Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2012)

Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ trợ), Prudential chiếm tỷ trọng 25,82%; Bảo Việt Nhân thọ chiếm 24,09%; Manulife chiếm 13,17%; Dai-ichi Life chiếm 11,11%; AIA chiếm 9,06%; ACE Life chiếm 8,44%; 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn lại chiếm thị phần không đáng kể 8,31%, trong đó 2 công ty là Generali và Vietinbank-Aviva mới được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động năm 2011 có doanh thu phí còn rất nhỏ.

Hình 3.1: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới năm 2012

(Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2012)

Bên cạnh đó, tổng số hợp đồng bảo hiểm bị hủy cũng tương đối nhiều. Trong năm 2012 là 494.792 hợp đồng, trong đó số hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ năm thứ

27% 24% 13% 11% 9% 8% 8% Prudential Bảo Việt Nhân thọ Manulife Dai-ichi Life AIA ACE Life khác

nhất là 147.349 hợp đồng, số hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ năm thứ 2 là 178.144 hợp đồng, và số hợp đồng bị hủy bỏ trong các năm sau là 169.299 hợp đồng.

Bảng 3.2: Tình hình hủy hợp đồng bảo hiểm trong năm 2012

Nghiệp vụ Trong năm

HĐ thứ nhất

Trong năm HĐ thứ hai

Trong năm HĐ sau

Bảo hiểm trọn đời 1.409 865 3.765

Bảo hiểm sinh kỳ 0 00 0 170

Bảo hiểm tử kỳ 46.068 62.292 20.075

Bảo hiểm hỗn hợp 70.240 87.127 127.917

Bảo hiểm trả tiền định kỳ 76 144 3.744

Bảo hiểm liên kết đầu tư 29.556 27.716 13.628

Tổng cộng 147.349 178.144 169.299

(Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2012)

Năm 2012, tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính tăng 6,43% so với năm 2011, đạt 4.764.105 hợp đồng. Các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm cao nhất, đạt 66,53%; tiếp theo là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm 24,19%. Tuy nhiên, xét về số tiền bảo hiểm thì sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 52,32%; sau đó đến sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 34%.

Bảng 3.3: Tình hình các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trong năm 2011 - 2012 Nghiệp vụ Hợp đồng BH (HĐ) Số tiền BH (Trđ) Phí bảo hiểm (Trđ)

2012 2011 2012 2011 2012 2011

Bảo hiểm trọn đời 62.295 65.975 5.488.984 5.788.030 161.187 175.714

Bảo hiểm sinh kỳ 1.901 2.096 81.277 90.522 10.088 10.659

Bảo hiểm tử kỳ 831.620 658.892 52.350.415 38.858.032 332.801 260.773 Bảo hiểm hỗn hợp 3.072.415 3.130.997 144.154.212 128.904.904 12.239.464 11.307.292 Bảo hiểm trả tiền định kỳ 9.632 9.357 82.570 73.696 58.516 48.856 Bảo hiểm liên kết đầu tư 786.242 608.806 221.798.066 172.563.497 4.450.138 3.270.084 Bảo hiểm bổ trợ 5.492.284 4.998.804 157.713.039 123.843.489 1.144.577 924.175

Tổng cộng 4.764.105 4.476.123 423.955.527 346.278.681 18.396.774 15.997.553

Năm 2012, thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thứ tự sau: Prudential (35,45%), Bảo Việt Nhân thọ (28,27%), Manulife (11,73%), Dai-Ichi Life 8,04%), AIA (7,60%), ACE life (5,52%), các doanh nghiệp còn lại chiếm 3,39% thị phần. Về cơ bản, thị phần doanh thu phí của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2012 không xáo trộn so với các năm trước. Generali và Vietinbank -Aviva do mới được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong năm 2011 nên doanh thu phí không đáng kể.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ manulife trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)