e. Hành vi sau mua
3.5.2.5 Giữa các nhóm KH khác nhau về tình trạng hôn nhân
Kiểm định Levene test đã được tiến hành trước để kiểm định sự bằng nhau về phương sai giữa các nhóm. Với kết quả Sig. = 0,051 > 0,05 nên ta không bác bỏ giả thuyết Ho nghĩa là phương sai giữa các nhóm so sánh giống nhau.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong quyết định mua BHNT giữa các nhóm KH theo tình trạng hôn nhân (sig. = 0,092 > 0,05). Do vậy ta có thể kết luận là không có sự khác biệt trong quyết định mua BHNT giữa các nhóm KH theo tình trạng hôn nhân.
Bảng 3.38: Kết quả phân tích phân tích ANOVA sự khác biệt trong quyết định mua BHNT giữa các nhóm KH theo tình trạng hôn nhân
Tổng bình phương df TB bình phương F Sig. Giữa các nhóm 4,771 2 2,385 2,412 ,092 Trong các nhóm 244,229 247 ,989 Tổng 249,000 249
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu thu nhập. Trong đó, mẫu nghiên cứu N = 250. Đã được thống kê theo giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập, và tình trạng hôn nhân mà đối tượng được khảo sát sử dụng. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu đưa ra 9 nhân tố có một chút thay đổi so với mô hình ban đầu ảnh hưởng chính đến quyết định mua BHNT như: Rào cản tham gia BHNT, Sự kiện và động cơ thúc đẩy mua BHNT, Thương hiệu công ty BH, Ý kiến của người thân, Kinh nghiệm mua BH trước đây, Nhận thức giá trị sản phẩm BHNT, Thủ tục hành chính, Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, Yếu tố con người.
Tiếp đến tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố có tác động đến quyết định mua BHNT của KH: Sự kiện và động cơ thúc đẩy mua BHNT, Thương hiệu công ty BH, Ý kiến của người thân, Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm.
Theo kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của KH theo các đặc điểm cá nhân như: Giới tính, trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Độ tuổi, Thu nhập và Tình trạng hôn nhân bằng phép kiểm T- test và phân tích phương sai Anova với độ tin cậy 95%.
C
CHHƯƯƠƠNNGG44::BBÀÀNNLLUUẬẬNNKKẾẾTTQQUUẢẢVVÀÀGGỢỢII ÝÝGGIIẢẢII PPHHÁÁPP 4.1 Tổng kết nghiên cứu
Qua các bước nghiên cứu của chương 3 ta thấy mô hình đề xuất ban đầu từ 9 nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định mua BHNT đã được rút xuống còn 4 nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định mua BHNT là Sự kiện và động cơ thúc đẩy mua BHNT, Thương hiệu công ty BH, Ý kiến của người thân, Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm. Ta đi phân tích cụ thể từng nhân tố tác động như thế nào đến Quyết định mua BHNT. So với đề tài nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thanh Loan thì mô hình nghiên cứu được rút gọn xuống còn 9 nhân tố, các biến quan sát trong một nhân tố cũng được chắt lọc và rút ngắn giúp cho khách hàng không mất nhiều thời gian trả lời nhiều câu hỏi. Vì vậy, sự tập trung trả lời các câu hỏi đưa ra sẽ được chính xác hơn giúp cho kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. Về kết quả nghiên cứu, tuy phương pháp phân tích hồi quy của đề tài này với đề tài nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thanh Loan có hơi khác nhau. Tác giả Võ Thị Thanh Loan phân tích hồi quy của tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua từng loại HĐ BHNT (5 loại) nhưng trong đề tài này thì tác giả đưa vào phân tích hồi quy chung với quyết định mua BHNT. Kết quả cho thấy nhân tố Ý kiến của người thân, Đặc điểm tâm lý (tâm lý chi tiêu và tiết kiệm) và Thương hiệu công ty đều có ảnh hưởng tới quyết định mua BHNT. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thanh Loan còn thêm nhân tố Giới tính và Kinh nghiệm mua BH trước đây cũng ảnh hưởng tới Quyết định mua BH trong khi đó đề tài nghiên cứu này ngoài 3 nhân tố ảnh hưởng tới Quyết định mua BHNT đã nêu trên còn một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng tới Sự kiện & động cơ thúc đẩy mua BHNT. Có sự khác nhau này trong 2 nghiên cứu có thể do thời điểm của 2 đề tài này khác nhau khá xa (2005 và 2014) và địa điểm khảo sát khách hàng cũng khác nhau (Tp HCM & Tp Nha Trang) nên có sự khác nhau quan điểm về vùng miền, hiểu biết, thu nhập, nhu cầu dẫn đến sự khác nhau về kết quả nghiên cứu. Phân tích T test trong nghiên cứu này thì giới tính không ảnh hưởng tới Quyết định mua BHNT nhưng trong đề tài của tác giả Võ Thị Thanh Loan thì Giới tính lại ảnh hưởng tới Quyết định mua BHNT, và nữ giới có ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
Tính mới của đề tài này là các biến trong nhân tố Quyết định mua BHNT không lặp lại của các đề tài đi trước là hỏi khách hàng mua loại HĐ bảo hiểm một năm, ngắn
hạn hay dài hạn mà hỏi khách hàng Quyết định mua BHNT theo mục đích sử dụng của từng khách hàng giúp họ dễ dàng hơn trong việc đưa ra sự lựa chọn của mình. Thay vì hỏi khách hàng mua BH ngắn hạn hay dài hạn thì họ chưa hình dung ra mua loại HĐ sử với mục đích gì thì đề tài này sẽ giúp KH hình dung ra được KH muốn mua BH để là gì: tiết kiệm, cho con cái học hành, để dành khi nghỉ hưu, đầu tư tài chính… Vì vậy, khách hàng dễ dàng lựa chọn loại BH phù hợp với nhu cầu của họ.