hàng nhập khẩu
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, các Doanh nghiệp luôn lợi dụng cơ chế, chính sách quản lý sơ hở để đao giá, gian lận thương mại về giá tính thuế là điều thường xuyên xảy ra, vì thế trong công tác quản lý thuế cần tăng cường kiểm tra xác định trị giá tính thuế là việc làm cần thiết và thường xuyên của Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Để chống gian lận giá có hiệu quả, giải pháp áp dụng để tăng cường kiểm tra xác định giá tính thuế là:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định trị giá GATT, đảm bảo đúng quy định về xác định trị giá tính thuế.
- Tăng cường kiểm tra trị giá tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Để đảm bảo trị giá khai chính xác, trung thực, cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra và đối chiếu nội dung khai báo với các chứng từ kèm theo. Trong trường hợp có nghi ngờ, cán bộ Hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu đến tham vấn và chứng minh tính xác thực của khai báo đối với những lô hàng thuộc đối tượng phải tham vấn hoặc chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh đối với những lô hàng vượt thẩm quyền. Trường hợp không thuộc đối tượng tham vấn, phải chuyển ngay các dấu hiệu nghi vấn về Chi cục Kiểm tra
sau thông quan quan để tiếp tục xác minh làm rõ tính trung thực của trị giá khai báo tránh thất thu ngân sách.
- Công chức trực tiếp làm công tác giá cần nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường qua các nguồn như: sách báo, internet, cơ sở dữ liệu giá của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ban hành, và khảo giá bán thực tế trên thị trường, từ đó có biện pháp đề xuất xây dựng bổ sung vào danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro cấp Cục và cấp Tổng cục nhằm xác định trị giá tính thuế được chính xác.
- Kiến nghị xây dựng, bổ sung kịp thời vào danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý rủi ro cấp Cục đối với những mặt hàng nhạy cảm, thuế suất cao, có khả năng gian lận thương mại qua giá, để từ đó tập trung các nguồn lực quản lý và thực hiện ngăn ngừa và chống gian lận thương mại qua giá. Dựa trên Danh mục này, các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh có cơ sở để xác định chính xác các mặt hàng trọng điểm cần tăng cường kiểm tra và ra quyết định kiểm tra tham vấn đối với Doanh nghiệp.
- Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành trong cộng đồng Doanh nghiệp. Đây là một chiến lược có tính lâu dài và đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Một khi Doanh nghiệp tự nguyện chấp hành các quy định, hướng dẫn của cơ quan hải quan thì khối lượng công việc của Hải quan sẽ giảm xuống rõ rệt, mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp cao, tình trạng gian lận thương mại nói chung và gian lận thương mại qua giá nói riêng sẽ bị hạn chế, tạo điều kiện cho Hải quan thực hiện ngăn ngừa và chống gian lận thương mại có hiệu quả.
- Cần tham mưu, kiến nghị việc xây dựng cơ chế về quan hệ với các nước trong khu vực (đặc biệt là Lào, Thái Lan) trong việc trao đổi thông tin, kiểm tra xuất xứ hàng hoá, định kỳ luân phiên họp nhằm trao đổi thông tin, tình hình có liên quan đến hoạt động hải quan của mỗi nước, thông tin về đấu tranh phòng chống buôn lậu, công tác quản lý thuế nhập khẩu và đặc biệt là công tác quản lý giá tính thuế.
- Thường xuyên cử cán bộ công chức tham dự các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện cho các cán bộ hải quan về các kiến thức như: mã số, mã vạch hàng hóa để có thể xác định đúng xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng tránh thất thu ngân sách.