Các hình thức gian lận trong công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan khu kinh tế cửa khẩu cầu treo (Trang 69)

Nền kinh tế thế giới đang vận động và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu thương mại quốc tế phát triển không ngừng do tính lợi thế so sánh giữa các quốc gia, lưu lượng hàng hóa qua lại các cửa khẩu ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan phải có những bước cải cách phù hợp với thực tế và những cam kết pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Theo đó ngành Hải quan đã chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống (lấy việc kiểm tra hàng hóa làm căn cứ chính để quản lý) sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại (phương pháp quản lý rủi ro). Phương pháp quản lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, qua đó thay vì phải kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo phân luồng do hệ thống thuộc chương trình quản lý rủi ro xác định, cụ thể là nếu hồ sơ thuộc: “luồng xanh” thì thực hiện

miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; “luồng vàng” kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; “luồng đỏ” kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Với phương pháp này, cơ quan hải quan đã hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp hành chính vào hoạt động nhập khẩu và nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp làm ăn chân chính, tự nguyện tuân thủ pháp luật, góp phần làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Với hình thức miễn kiểm tra, hàng hóa nhập khẩu được thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi rất lớn cho đại đa số Doanh nghiệp, tuy nhiên với phương pháp quản lý rủi ro thì tất yếu sẽ có khe hở pháp luật và sẽ có Doanh nghiệp lợi dụng nhằm mục đích trục lợi, gian lận, trốn thuế với những thủ đoạn, hình thức tinh vi mà cơ quan hải quan khó mà phát hiện, chỉ một số ít trường hợp có thông tin, nghi vấn, các cơ quan kiểm tra đột xuất mới phát hiện vi phạm, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh tế nói chung.

Mộ số ví dụ điển hình về hình thức gian lận trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo:

- Khai báo sai về số lượng, trọng lượng hàng hoá

Một trong những hành vi gian lận phổ biến trong công tác quản lý thuế đó là hành vi gian lận về số lượng, trọng lượng hàng hóa để giảm bớt số tiền thuế phải nộp vào ngân sách. Các Doanh nghiệp thường lập chứng từ và khai báo số lượng, trọng lượng ít hơn thực tế kiểm tra của cơ quan hải quan hoặc cấu kết với cán bộ hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa chấp nhận kết quả khai báo mặc dù số lượng thực tế nhiều hơn số lượng trên chứng từ.

Ví dụ: Công ty A chuyên nhập khẩu các mặt hàng điện tử điện lạnh. Công ty đã làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa Việt Nam một lô hàng 350 chiếc Tủ lạnh Sharp, model: SH-180, xuất xứ Thái Lan tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Căn cứ bộ hồ sơ khai báo của Công ty thì lượng hàng hóa ghi trên hợp đồng, Bảng kê chi tiết hàng hóa, hóa đơn thương mại là 350 chiếc, đơn giá 250 USD/chiếc, tổng trị giá nguyên tệ là: 87.500 USD. Số thuế nhập khẩu phải nộp: 87.500 (USD)*18.920 (tỷ giá) *5% (thuế

suất) = 82.775.000 VNĐ.

Sau khi công chức hải quan đăng ký tờ khai thì hệ thống tự động phân hồ sơ vào luồng đỏ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Qua kiểm tra, công chức hải quan phát hiện Công ty đã có hàng vi khai sai số lượng hàng hóa nhập khẩu, lô hàng gồm 600 chiếc chứ không phải 350 chiếc như khai báo của Công ty. Công chức Hải quan kiểm hoá lô hàng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về hải quan, tính lại thuế và xử phạt 1 lần số thuế gian lận. Tổng số thuế nhập khẩu Công ty bị truy thu là: 250 (chiếc)*250 (USD/chiếc)*18.920 (tỷ giá)*5% (thuế suất) = 59.125.000 VNĐ.

- Khai báo sai về tính chất hàng hoá

Hiện nay, lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, chất lượng. Các Doanh nghiệp thường lợi dụng sự hạn chế về thương phẩm học của cán bộ hải quan đối với một số loại hàng hóa mới để gian dối trong hồ sơ khai báo với thực tế, hàng hoá có giá trị cao lại khai là hàng hoá có giá trị thấp.

Ví dụ: Công ty B nhập khẩu 01 lô hàng có nguồn gốc nước ngoài từ khu kinh tế vào nội địa Việt Nam, theo hồ sơ khai báo lô hàng gồm 100 thùng hoá chất sản xuất dầu gội, mã số thuộc nhóm 2921, thuế suất 1%. Nhưng thực tế kiểm tra, công chức hải quan phát hiện hàng là tác nhân hữu cơ tẩy rửa bề mặt có nhiều công dụng trong sản xuất dầu gội, công nghiệp dệt...mã số thuộc nhóm 3402, thuế suất 20%. Trị giá vi phạm gần 170 triệu VNĐ. Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đã lập biên bản vi phạm hành chính và truy thu thuế nhập khẩu 25 triệu đồng.

- Khai báo sai xuất xứ hàng hoá

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định song phương, đa phương về cắt giảm thuế quan. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ những nước đã tham gia ký kết sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Một trong những điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan chứng nhận xuất xứ (C/O). Tuy nhiên, một số Doanh nghiệp thường lợi dụng chính sách này để cố tình gian lận trong xuất xứ, nộp C/O không phù hợp với quy định được hưởng ưu đãi nhằm trốn thuế nhập khẩu.

khẩu 400 chiếc Ti vi hiệu Sony, 21 inch, xuất xứ Thái Lan. Theo khai báo trên tờ khai hàng nhập khẩu và các chứng từ kèm theo thì mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ Thái Lan. Trong đó, trên ô số 9 (mục: hàm lượng xuất xứ) của giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D) đánh dấu “x”, nghĩa là toàn bộ lô hàng tivi Sony nêu trên được sản xuất từ Thái Lan. Chi cục đã chấp nhận C/O Công ty xuất trình và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo CEFT là 5% khi lô hàng này đưa vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi lô hàng đã được thông quan, đơn vị đã tiến hành xác minh và phát hiện Tivi Sony sản xuất tại Thái Lan có sử dụng một số chi tiết như bóng hình…không phải được sản xuất ở Thái Lan. Vì vậy, việc C/O mẫu D được đánh dấu “x” vào ô số 9 là không phù hợp quy định và không được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo CEFT.

- Khai báo không trung thực về trị giá tính thuế

Việc xác định trị giá hàng hoá để tính thuế hải quan là một trong những yếu tố quan trọng nhằm chống thất thu thuế. Luật thuế nhập khẩu hiện nay quy định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (giá CIF, DAF). Theo tính toán của cơ quan hữu trách, thất thu thuế qua giá là rất lớn, khoảng 25% trong tổng số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT chưa quy định cụ thể đối với các yếu tố như: phí hoa hồng, phí container, phí đóng gói, phí bản quyển và giấy phép, chi phí lắp đặt, vận chuyển sau khi chuyển hàng đến cảng nhập, lãi suất trả chậm...Vì vậy, rất khó xác định chính xác trị giá giao dịch để làm cơ sở tính thuế. Các doanh nghiệp thường lợi dụng những sơ sở này để khai báo thấp giá trị thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán.

Hiện nay, chưa có một cơ chế kiểm tra, phối hợp của các ngành có liên quan để quản lý về mức giá tính thuế cho chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy, một số chủ hàng đã lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý về mức giá tính thuế nhập khẩu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, thường cấu kết với người bán để ghi giá trong hợp đồng thấp hơn giá thực tế đã được ký kết. Hiện tại, chúng ta chưa có đủ điều kiện để xác minh từ bên nước ngoài của các đơn vị này với các đơn vị khác để nhận ra sự bất hợp lý.

Việc xác định chính xác mã số hàng hóa làm căn cứ xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu là mộ trong những nghiệp vụ khó khăn nhất của ngành Hải quan. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ hải quan trực tiếp thực hiện công việc này phải nắm vững nghiệp vụ đồng thời phải có một sự hiểu biết căn bản về thương phẩm học mới có thể áp mã chính xác được. Hiện nay, việc áp thuế suất còn gặp khó khăn vướng mắc do những quy định về biểu thuế nhập khẩu còn nhiều điểm phức tạp, việc mô tả hàng hoá còn phức tạp và rất khó tra cứu. Cùng một mặt hàng nhưng khác nhau về công suất, kích thước, hàm lượng chất... là có thuế suất khác nhau. Lợi dụng những khó khăn trên của cơ quan hải quan, các Doanh nghiệp thường khai báo gian lận mã số hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu có mức thuế suất cao lại khai báo vào mã hàng có mức thuế suất thấp nhằm gian lận số thuế nhập khẩu phải nộp.

2.2.3. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo sát sao của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh và các cấp lãnh đạo tại địa phương cũng như sự nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua thử thách, khó khăn đồng thời vận dụng linh hoạt các chính sách, pháp luật vào thực tiễn công tác… Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đã thu được một số thành quả đáng ghi nhận.

- Công tác quản lý khai thuế được thực hiện tốt

Để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả công tác quản lý khai thuế bên cạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức hải quan thì một vấn đề quan trọng là công tác công tác tuyên truyền, hỗ trợ về mặt pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuế. Thực tế tại địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, số lượng Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu không lớn, phần lớn là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tạo điều kiện hỗ trợ các Doanh nghiệp thực hiện tốt việc khai báo thuế, đặc biệt là trong quy trình khai báo thuế hiện nay: Doanh nghiệp tự khai, tự tính thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, đơn vị đã phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp về các quy định pháp luật thuế liên quan, hướng dẫn các quy trình thủ tục, công khai phổ biến các chính sách thuế để Doanh

nghiệp kịp thời nắm bắt phục vụ cho việc kê khai tính thuế được chính xác. Từ chỗ ban đầu các Doanh nghiệp còn bỡ ngỡ, chưa nắm bắt được các quy định để tự khai báo thuế, đến nay hầu hết các Doanh nghiệp đã chủ động trong việc tự khai báo thuế, đảm bảo nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo cũng đã bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực trực tiếp thực hiện bước đầu tiên của quá trình quản lý thuế kết hợp áp dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý hải quan nên việc khai báo thuế của Doanh nghiệp và quản lý khai báo thuế của đơn vị đã được thực hiện một cách hiệu quả vừa đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

* Đối với công tác khai báo thuế qua thủ tục hải quan điện tử: Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã đáp ứng được yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa do quy trình thủ tục đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực, tạo được sự chủ động và cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc khai báo Hải quan điện tử ít sử dụng giấy tờ mẫu biểu hơn, việc lưu trữ số liệu, hồ sơ dễ dàng, thuận tiện. Ngoài ra, tham gia thủ tục hải quan điện tử đã làm giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và Doanh nghiệp, tránh phiền hà, giảm chi phí đi lại và các chi phí phát sinh khác cho Doanh nghiệp. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử cũng sẽ giúp thủ tục nhanh chóng và thông suốt hơn. Mặc dù số lượng hồ sơ được phân vào luồng xanh-kiểm tra sơ bộ hồ sơ chiếm số lượng lớn trong tổng số hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, nhưng với việc áp dụng các phần mềm quản lý, thực hiện các biện pháp phù hợp nên việc tổ chức quản lý khai thuế của Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo vẫn đảm bảo thực hiện tốt, đúng quy định của pháp luật.

Đây chính là thành công lớn trong công cuộc cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan nói chung và Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo nói riêng, để trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

- Công tác phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa đạt kết quả tốt

được coi là thiên đường của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hàng ngày, có hàng trăm xe ô tô của cư dân khu vực biên giới tập kết tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để vận chuyển hàng lậu được các chủ đầu nậu thuê cửu vạn mang vác “cắt rừng” từ Lào vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. Tuy nhiên, từ khi thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm rõ rệt, và có xu hướng chuyển sang hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam.

Kể từ khi thành lập năm 2010, Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đã đấu tranh quyết liệt với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa. Tổ Kiểm soát hải quan, dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đã phát huy vai trò quan trọng trong đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Căn cứ số liệu thống kê ta thấy từ 2010 đến nay, số vụ buôn lậu giảm hẳn, đặc biệt năm 2013 giảm đến 50% số vụ buôn lậu. Để đạt được kết quả đó, về mặt chủ quan là do sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng đấu tranh chống buôn lậu thuộc Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo nói riêng và các lực lượng trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cũng như các lực lượng liên ngành nói chung. Tuy nhiên, phần lớn là do các lý do khách quan như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Với việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo - khu phi thuế quan ở nội địa

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan khu kinh tế cửa khẩu cầu treo (Trang 69)