TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan khu kinh tế cửa khẩu cầu treo (Trang 44)

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế định nghĩa:

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế[8,9].

Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập[8,9].

Như vậy, khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ở đó, nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Hay khu kinh tế cửa khẩu có thể được hiểu là một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa khẩu biên giới được Chính phủ cho phép áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế xã hội nhằm tăng cường giao lưu kinh tế với các nước, tạo nguồn thu cho NSNN và đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương có cửa khẩu[16].

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan khu kinh tế cửa khẩu cầu treo (Trang 44)