Tiến hành phân tích nhân tố Bước 1 Xác định vấn đề

Một phần của tài liệu nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng tổ chức đối với dịch vụ của công ty tnhh tư vấn quản lý doanh nghiệp tại nha trang (Trang 41)

- Percentage of variance: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích

d)Tiến hành phân tích nhân tố Bước 1 Xác định vấn đề

Bước 1. Xác định vấn đề

Xác định vấn đề nghiên cứu gồm có nhiều bước. Đầu tiên, phải nhận diện các mục tiêu của phân tích nhân tố cụ thể là gì. Các biến tham gia vào phân tích nhân tố phải được phân tích dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Một vấn đề là các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng và cỡ mẫu phải đủ lớn. Thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.

Quá trình phân tích được dựa trên ma trận tương quan của các biến này. Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Trong thực tế thường luôn có điều này. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ, phân tích nhân tố có thể không thích hợp. Các nghiên cứu kỳ vọng rằng các biến này có tương quan chặt chẽ với nhau và như vậy sẽ tương quan chặt với cùng một hay nhiều nhân tố.

Bước 3. Số lượng nhân tố

Có thể tính ra một số lượng nhân tố nhiều bằng số biến, nhưng làm như vậy thì không có tác dụng gì cho mục đích tóm tắt thông tin. Để tóm tắt thông tin chứa đựng trong các biến gốc, chúng ta cần rút ra số lượng nhân tố ít hơn số biến. Vấn đề là xác định có bao nhiêu nhân tố? Có 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố: xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc, phần trăm biến thiên giải thích được, chia đôi mẫu và kiểm định mức ý nghĩa. Ta tìm hiểu cụ thể 2 phương pháp sau:

- Phương pháp xác định từ trước: đôi khi từ kinh nghiệm và hiểu biết của mình, từ phân tích lý thuyết hay từ kết quả của các cuộc nghiên cứu trước… người nghiên cứu biết được có bao nhiêu nhân tố có thể rút ra và như vậy có thể chỉ định trước số lượng nhân tố có thể rút ra. Từ đó, có thể chỉ định trước số lượng nhân tố có thể rút ra để báo cho chương trình máy tính.

- Phương pháp dựa vào eigenvalue: chỉ có nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Bước 4. Xoay nhân tố

Một phần quan trọng trong kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố . Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố. Những hệ số này biểu diễn tương quan giữa nhân tố và các biến. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hệ số này dùng để giải thích các nhân tố.

Mặc dù ma trận nhân tố ban đầu hay ma trận không xoay này cho thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố và từng biến một nhưng nó ít khi tạo ra những nhân

tố có thể giải thích được một cách dễ dàng bởi các nhân tố có tương quan với nhiều biến, trong những ma trận phức tạp việc giải thích kết quả khó khăn hơn. Vì vậy, thông qua việc xoay các nhân tố, ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ giải thích hơn. Khi xoay nhân tố, chúng ta muốn mỗi nhân tố có hệ số khác 0 (có ý nghĩa) chỉ trong vài biến. Tương tự, chúng ta cũng muốn mỗi biến chỉ có hệ số khác không chỉ với vài nhân tố hay nếu có thể chỉ với một nhân tố mà thôi. Nếu nhiều nhân tố có hệ số lớn trong cùng một biến, chúng ta cũng khó mà giải thích được. Việc xoay nhân tố không có ảnh hưởng đến communality và phần trăm của toàn bộ phương sai được giải thích. Tuy nhiên, phần trăm phương sai được giải thích bởi từng nhân tố có thay đổi. Phần trăm được giải thích bởi từng nhân tố sẽ được phân phối lại khi xoay nhân tố. Vì vậy, các phương pháp xoay khác nhau sẽ nhận diện những nhân tố khác nhau.

Bước 5. Đặt tên và giải thích các nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số tải (Component) lớn ở cùng một nhân tố. Như vậy, nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ lớn đối với bản thân nó.

2.7.4.3 Phân tích tương quan, hồi quy a) Định nghĩa a) Định nghĩa

Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng tổ chức đối với dịch vụ của công ty tnhh tư vấn quản lý doanh nghiệp tại nha trang (Trang 41)