thương mại giai đoạn 2012 – 2020 :
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2012-2020 là “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển
cao hơn trong giai đoạn sau”, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2012 –
2020 có điểm mới đó là chuyển đổi mô hình phát triển từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững; Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Chính phủ thông qua đề án tái cấu trúc ngân hàng hệ thống các tổ chức tín dụng, đề án chia ra làm hai nhóm vấn đề cần xử lý, đưa ra các mục tiêu cần phải đạt tới, cụ thể những nội dung, lĩnh vực phải tái cấu trúc trong đó có cả nội dung về tái cấu trúc tài chính, quản trị điều hành của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các chỉ tiêu an toàn, áp dụng chuẩn mực quốc tế, việc giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng,...Một điểm mổi bật trong Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là phần nội dung hướng tới hỗ trợ tái cấu trúc nông nghiệp nông thôn. Cụ thể, trong chương trình tiếp tục cổ phần hoá các NHTM nhà nước, riêng NHNo & PTNT Việt Nam ít nhất trong 5 năm tới sẽ không đặt vấn đề cổ phần hoá – Trong đề án tái cấu trúc NHNo & PTNT mục tiêu là muốn NHNo & PTNT trở thành trụ cột của hệ thống tài chính đối
với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Theo thiết kế của đề án, từ nay đến năm 2015, dư nợ cho vay nông nghiệp và nông thôn của NHNo&PTNT sẽ phải đạt mức không dưới 80% tổng dư nợ. Trong khí đó với các tổ chức tín dụng khác, yêu cầu đặt ra là phải dành không dưới 20% tổng dư nợ của mỗi tổ chức tín dụng để cho vay lĩnh vực này. Tổ chức nào không có điều kiện để cho vay sẽ phải chuyển nguồn vốn tương ứng cho NHNo & PTNT để cho vay nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra, NHNN cũng ưu tiên cho tất cả các tổ chức tín dụng mở mạng lưới của mình ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời cũng có đề án mở rộng các tổ chức tài chính vi mô nhỏ để đưa dịch vụ tài chính đến các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, ngành ngân hàng cũng vậy, điều này cũng tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam tiếp cận được công tác quản trị điều hành chuyên nghiệp, công nghệ, các sản phẩm dịch vụ mới hiện đại của các Ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đối diện với nguy cơ sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh về tài chính, công nghệ và quản trị chuyên nghiệp. Thị trường tài chính ngân hàng tại Nghệ An hiện tại chưa có Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vùng Bắc Trung bộ thì sắp tới sẽ có ngân hàng nước ngoài mở Chi nhánh, văn phòng đại diện.