ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 43)

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN 2.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nghệ An

a. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, được ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước chi phối của Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank) là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam hiện nay cả về vốn điều lệ, tổng tài sản, quy mô mạng lưới hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên và số lượng khách hàng. Thế hiện ở các số liệu sau:

Tính đến 31/12/2012:

- Tổng tài sản: 617.859 tỷ đồng.

- Vốn tự có: 29.605 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ cho vay : 480.453 tỷ đồng.

- Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: 40.000 cán bộ.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang là đối tác tin cậy của hơn 30.000 doanh nghiệp, gần 10 triệu hộ sản xuất, hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2012).

Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2

sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng năm 2010 đạt trên 180 tỷ đồng.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

b. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập từ tháng 10/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh, địa bàn hoạt động là tỉnh Nghệ Tĩnh, đến tháng 10/1991 Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Các giai đoạn phát triển :

- Giai đoạn 1988-1990: Ngân hàng được thành lập theo Nghị định 53/HĐBT

ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm. Tháng 10/1988 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nghệ Tĩnh được thành lập trong bối cảnh kinh tế tỉnh nhà đang trong quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, phải giải thể, tự tan rã, được sắp xếp lại. Trong tình hình đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nghệ Tĩnh cũng gặp nhiều khó khăn nhiều khoản vay không thu hồi được, nợ quá hạn chiếm 31,6% tổng dư nợ năm 1990.

- Giai đoạn 1991-1996 : Đây giai đoạn hoạt động xây dựng bộ máy và các cơ chế đồng bộ mới hoạt động theo cơ chế thị trường, chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh. Khi Pháp lệnh Ngân hàng ra đời, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đến tháng 10/1991, quyết định số 168/NH- QĐ Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An hiện nay được thành lập từ tháng 10/1991 và hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trước tình hình mới, ngân hàng kiên trì thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, bám sát mặt trận phục vụ đối tượng : “Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân” theo chính sách của ngành. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ, thực hiện việc chuyển tải vốn và giải ngân cho hộ nông dân vay kịp thời thực hiện xóa đói giảm nghèo. Xử lý tốt nợ quá hạn, từng bước tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Ngân hàng thực hiện đổi mới công nghệ trang bị thêm máy vi tính cho cán bộ, nâng cao cơ sở vật chất, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động kinh doanh còn đơn thuần, chủ yếu là nghiệp vụ tín dụng nhưng chất lượng tín dụng còn yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngày 15/10/1996, tại quyết định số 280/NHNN5-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở xác định lại nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng.

- Giai đoạn 1997- đến nay: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

hoạt động theo các cơ chế ban hành theo Luật các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã chuyển mạnh sang đầu tư các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đặc biệt là chương trình do Chính phủ chỉ đạo. Công tác tín dụng ngày càng đa dạng hóa, phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngân hàng chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại bên cạnh việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm truyền thống. Ngày 30/01/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Sau 24 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An luôn gắn bó máu thịt với nông nghiệp, nông thôn, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An là ngân hàng có mạng lưới đứng đầu trong các ngân hàng trên địa bàn, phủ sóng trên cả những địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong… Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và khách hàng, trong đó giữ vững thị trường nông nghiệp và nông thôn truyền thống, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung đầu tư các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng địa bàn hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu như mía đường cho các nhà máy Nghệ An Taste&Lely, nhà máy đường Sông Lam, Sông Con... thông qua đó xuất hiện nhiều mô hình liên kết trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế trang trại vùng đồi, cây ăn quả..

Đi đôi với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, đơn vị đã thường xuyên quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất từ tỉnh đến các ngân hàng huyện, phòng giao dịch. Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử đã nối mạng đến tận các chi nhánh huyện thị đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền an toàn, nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng trên cả nước. Dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, SWIFT với doanh số chi trả kiều hối năm 2012 trên 93 triệu USD với gần 80.111 món. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ đã triển khai thực hiện đến các chi nhánh huyện phòng giao dịch đến 31/12/2012 đạt 21,6 triệu USD; hoạt động mua bán ngoại tệ vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa gắn với kinh doanh đạt doanh số năm 2012 trên 94 triệu USD; nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã thực hiện đến các huyện có kinh tế phát triển đáp ứng nhu cầu khách hàng đạt doanh số thanh toán năm 2012 gần 19 triệu USD, đại lý nhận lệnh chứng khoán hoạt động từ năm 2006 có doanh số giao dịch năm 2011 đạt 250 tỷ với 1.452 tài khoản là một trong những đại lý có doanh số hoạt động lớn của Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Dịch vụ thẻ ATM tiện lợi nhanh chóng, an toàn hiệu quả đã thu hút trên 163.000 khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. Đặc biệt chi nhánh đã hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS), qua đó

cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính tích hợp công nghệ cao như dịch vụ SMS Banking, VNTOPup.. mang nhiều tiện ích cho khách hàng.

Với mạng lưới hoạt động bao gồm một văn phòng ngân hàng tỉnh, 21 chi nhánh loại 3 với 66 điểm giao dịch trải rộng trên toàn tỉnh, phục vụ thị trường chính nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Agribank Nghệ An giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn. Nét nổi bật trong hoạt động của Agribank Nghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.1.2 Mạng lưới kinh doanh, cơ cấu tổ chức

 Cơ cấu tổ chức :

Mô hình tổ chức của Agribank Nghệ An được thể hiện tại hình 2.1:

 Cơ cấu tổ chức hệ thống dọc:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Agribank Nghệ An

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An)

Phòng giao dịch NHNo TỈNH NGHỆ AN CHI NHÁNH LOẠI 1 Phòng giao dịch NHNo HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ – CHI NHÁNH LOẠI 3 Hội sở Tỉnh Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Phòng Hành chính Phòng thẩm định Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính Quản trị Phòng Tín dụng Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Điện toán Phòng Dịch vụ và Marketing

- Cơ cấu tổ chức ngang:

Gồm 10 phòng chuyên môn có các nhiệm vụ sau:

 Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp : Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi...và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn; Đầu mối, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Đầu mối quản lý thông tín(thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển; Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn; Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.

 Phòng Tín dụng : Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng; Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; Phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; chịu trách nhiệm Marketing tín dụng.

 Phòng thẩm định : Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định các khoản cho vay theo quy định.

 Phòng Kế toán Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng; Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán; Thực

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nghệ an (Trang 43)