Hoạt động du lịch tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cung đối với loại hình du lịch MICE tại Hải Phòng (Trang 47)

7. Bố cục Luận văn

2.1.1.Hoạt động du lịch tại Hải Phòng

Hoạt động du lịch tại Hải Phòng những năm qua đã từng bước phát triển với tốc độ nhanh chóng và ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực và khởi sắc. Điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện:

Về công tác quản lý Nhà nước về du lịch: Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch của thành phố đã được triển khai đồng bộ và toàn diện, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và chấn chỉnh các vi phạm tại các di tích lịch sử văn hóa, tổ chức cho các doanh nghiệp ký cam kết thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự xã hội…

Về hoạt động quy hoạch, đầu tư du lịch: Sở VH,TT&DL đã trình và được Uỷ ban nhân dân thành phố ra Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 17/01/2008 phê duyệt Đề án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2020” và đã phân công bộ phận phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai Đề án; công bố quy hoạch Khu II - Đồ Sơn; đàm phán với Hàn Quốc về việc ký kết bản ghi nhớ lập Quy hoạch khu du lịch Cát Bà; phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du lịch điều tra tổng hợp tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố; phối hợp với UBND huyện Kiến Thụy xây dựng “Đề cương Đề án phát triển du lịch huyện Kiến Thuỵ giai đoạn 2009 - 2015” trình UBND thành phố; kịp thời trả lời tham vấn của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư và các doanh nghiệp về các dự án liên quan đến quy hoạch du lịch.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn ngân sách trong những năm qua là động lực thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh du lịch. Từ năm 2006 đến nay, có 4 dự án đầu tư du lịch thuộc nguồn vốn ngân sách với số vốn đầu tư là 57,787 tỷ đồng; 3 dự án đầu tư du lịch thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách, với tổng mức vốn đầu tư lên tới 344,955 tỷ đồng; 6 dự án do nước ngoài đầu tư với tổng số vốn là 730,25 triệu USD [10].

Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã đạt được những bước tiến quan trọng, thể hiện thông qua các dự án, công trình trọng điểm như: xây dựng Khu du lịch tổng hợp Cát Bà, thành lập đội tàu khai thác tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu đô thị du lịch - nghỉ dưỡng Đồ Sơn, dự án mở tuyến đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà,… Một số dự án đầu tư du lịch thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Dự án công viên nước, khu du lịch cao cấp Cát Cò III, khách sạn quốc tế Holiday View, khu du lịch sinh thái Gia Luận, xây dựng thủy cung tại áng Bù Nâu, khu du lịch Cát Bà Amatina (Cái Giá - Cát Bà), khu du lịch chất lượng cao Cánh Phượng (Cát Bà), làng biệt thự du lịch cao cấp Vụng Hương của tập đoàn DASO, khách sạn quốc tế 5 sao của tập đoàn NACIMEX, khu du lịch sinh thái và tắm nước khoáng nóng Tiên Lãng,…[14,tr.9]. Bên cạnh đó, một số dự án lớn còn chậm tiến độ như Dự án Cảng du lịch Bến Bính và Cái Bèo11

, khu vực nội thành còn thiếu các dự án đầu tư tầm cỡ, mang tính chiến lược và tạo điểm nhấn, có thể tạo bước đột phá cho du lịch Hải Phòng như các khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị hội thảo lớn có dịch vụ cao cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch MICE [2,tr.16].

Về công tác hợp tác, xúc tiến và quảng bá du lịch:

- Công tác hợp tác, xúc tiến: Năm 2005, Hải Phòng đã gia nhập Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (TPO)12

và đã

11 Dự án mang tính đòn bẩy để thúc đẩy du lịch Cát Bà

tham dự các Diễn đàn của TPO tại Quảng Châu (Trung Quốc - 2007), BuSan (Hàn Quốc - 2008), Kota Kinabalu (Malaysia - 2009) nhằm đẩy mạnh hợp tác, giao lưu văn hoá, quảng bá xúc tiến du lịch trên bình diện quốc tế. Bước đầu đã mở đường bay quốc tế Hồng Kông/Ma Cao - Hải Phòng 2 chuyến/ngày từ tháng 9/2006 đến 31/5/2007; Khảo sát xúc tiến du lịch tại Campuchia năm 2008. Phối hợp với ngành Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế tổ chức đón và hướng dẫn đoàn Famtrip, gồm các công ty lữ hành của Hàn Quốc, Ma Cao, Hồng Kông đến khảo sát và làm việc tại Hải Phòng cùng các tỉnh, thành phố trên về hợp tác phát triển du lịch.

Năm 2008, lần đầu tiên hình ảnh thành phố Hải Phòng được quảng bá một cách chính thức tại 2 thị trường lớn là EU và Nhật Bản trong Lễ hội Biển Brest 2008 (Pháp) và Tuần lễ Việt Nam 2008 (Tokyo), thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham gia và tìm hiểu thông tin về thành phố.

Công tác hợp tác, liên kết trong phát triển du lịch nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù có sức thu hút khách du lịch cũng được quan tâm triển khai. Năm 2006, trên nền tảng hợp tác du lịch khu vực sông Mê - kông, Sở Du lịch Hải Phòng13

và Cục Du lịch Vân Nam (Trung Quốc) tiếp tục đẩy mạnh hợp tác bền vững ngành du lịch trên tất cả các phưong diện bằng việc cùng kí kết bản ghi nhớ hợp tác phát triển “Hai hành lang - một vành đai kinh tế”. Năm 2008, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch Hải Phòng đã phối hợp với các ngành Du lịch Hà Nội, Quảng Ninh tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và ký Thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010 nhằm tạo nên sự gắn kết trong phát triển du lịch giữa các địa phương. Tuyến du lịch liên kết các khu dự trữ sinh quyển ven vịnh Bắc Bộ cũng được ngành du lịch các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải

Châu Á - Thái Bình Dương. Đến nay, TPO ngày càng được mở rộng và hiện tại có gần 100 thành viên tham gia, trong đó có 68 cơ quan xúc tiến du lịch ở các thành phố, còn lại là các tổ chức Phi Chính phủ và doanh nghiệp của 12 quốc gia trên. Các thành phố của Việt Nam đã tham gia TPO là Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình xác định bằng văn bản ghi nhớ và được Tổng cục Du lịch đưa vào Chương trình quốc gia năm 2008 [2,tr.16]. Bên cạnh đó, Sở VH,TT&DL Hải Phòng cùng với các Sở VH,TT&DL Nghệ An, Hà Nội, các thành phố thuộc Lào, Thái Lan họp bàn, khảo sát, hợp tác xây dựng tuyến du lịch đường bộ Thái Lan - Lào - Nghệ An - Hà Nội - Hải Phòng.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Hải Phòng những năm qua đã được thực hiện thông qua các hình thức phong phú như: Các bản tin, bài viết, phóng sự về hình ảnh, danh lam thắng cảnh, con người và văn hóa đặc sắc của Hải Phòng trên báo Hải Phòng, Hải Phòng cuối tuần, Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2 và VTV4); xây dựng và duy trì hoạt động của các Website cung cấp thông tin về du lịch Hải Phòng; tổ chức họp báo giới thiệu với phóng viên các cơ quan Báo, Đài Trung ương và địa phương về Liên hoan Du lịch Hải Phòng 2007, Lễ hội Kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà 2009; tổ chức Hội chợ Ẩm thực du lịch Hải Phòng.Tham gia các sự kiện, khảo sát và quảng bá du lịch tại các tỉnh, thành phố bạn trong nước và nước ngoài, như: Năm Du lịch Thái Nguyên; “Ngày hội Du lịch” tại Thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ du lịch quốc tế tại Hà Nội; xúc tiến du lịch tại thành phố Bắc Hải, Nam Ninh (Quảng Tây) và Quảng Đông (Trung Quốc). Tích cực tham gia các Hội chợ thương mại - du lịch do Bộ VH,TT&DL và các tỉnh, thành phố bạn tổ chức nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Hải Phòng như: Triển lãm quốc tế về du lịch và lữ hành Châu Á TCA’2008 (tại Hà Nội); Hội chợ Thương mại du lịch quốc tế Quảng Ninh 2008; Hội chợ ẩm thực các tỉnh Đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất 2009 (tại Thanh Hóa); Triển lãm Du lịch quốc tế thường niên ITE (tại TP.Hồ Chí Minh); Triển lãm - Hội chợ VH,TT&DL 2009;… Tổ chức phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh đẹp du lịch 2009 nhằm tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh con người, danh lam thắng cảnh của Hải Phòng. Phát động và tổ chức cho khách du lịch bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới qua

mạng Internet tại Cát Bà nhân dịp Khai trương mùa du lịch 2008. Tổ chức Hội nghị vận động các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng hưởng ứng chương trình khuyến mại giảm giá tour do Tổng cục Du lịch phát động. Thành lập Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch thuộc Sở VH,TT&DL [10]. Tham gia quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch trên các ấn phẩm: Bản đồ Du lịch Hải Phòng; sách Du lịch Hải Phòng bằng 2 thứ tiếng Việt, Anh.

Bên cạnh đó, các sự kiện thường niên mang tính truyền thống của Thành phố cũng được tổ chức hàng năm như Lễ hội kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà - Ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam - Khai trương du lịch Hải Phòng, Liên hoan du lịch Đồ Sơn, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội Núi Voi và Lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Về công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch: Công tác phát triển sản phẩm du lịch mới cũng đã được chú trọng và đẩy lên một tầm mới như: Khảo sát, xây dựng thành công và không ngừng nâng cấp chương trình du lịch phía Bắc Hải Phòng (Nội thành - Thuỷ Nguyên); chương trình Du khảo đồng quê (Hải Phòng - Kiến An - Kiến Thụy - Tiên Lãng - Vĩnh Bảo) và chương trình du lịch Nội thành. In ấn các tập gấp, áp phích, bài thuyết minh, đĩa hình và các dịch vụ bổ trợ tại các điểm du lịch cho chương trình du lịchĐồ Sơn - Kiến Thụy - Tiên Lãng. Một số loại hình du lịch mới đã được khai thác như du lịch mạo hiểm leo núi và du lịch cộng đồng ở Cát Bà. Sân golf Đồ Sơn đã được đưa vào khai thác ở giai đoạn 1, là tiền đề để phát triển loại hình du lịch thể thao.

Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư cải tạo và nâng cấp có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng và lợi thế của thành phố. Nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, tạo nên những thay đổi lớn, diện mạo mới và sức hấp dẫn ngày càng cao cho hoạt động du lịch của thành phố, đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng của du khách và nhân dân địa phương. Các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách.

Một số dự án lớn đang được tiếp tục triển khai, tuy nhiên tốc độ còn chậm. Về cơ bản, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, thiếu những khu vui chơi, giải trí tổng hợp, cao cấp, hiện đại. Nhiều điểm tham quan du lịch xuống cấp, chậm được tu bổ. Cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, manh mún, không có hoặc rất ít các loại hình dịch vụ bổ trợ [11].

Về công tác đào tạo và phát triển nhân lực: Hải Phòng đang từng bước đào tạo, phát triển đội ngũ những người làm lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch có trình độ. Tính đến năm 2010, du lịch Hải Phòng có khoảng 20.000 lao động trực tiếp. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chất lượng từng bước được nâng lên. Hàng năm ngành du lịch đào tạo lại và cấp giấy chứng nhận cho hàng nghìn người đang làm việc tại các cơ sở phục vụ du lịch. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên. Công tác đào tạo thiếu tập trung, quy mô nhỏ, không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu, nhất là đối với yêu cầu hội nhập quốc tế. Năm 2008, ngành du lịch đã tổ chức đào tạo 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, 01 lớp ngoại ngữ chuyên ngành, cấp và đổi 22 thẻ hướng dẫn viên du lịch [2,tr.17]. Năm 2009, cấp và đổi 33 thẻ hướng dẫn viên du lịch, nâng tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ là 150 hướng dẫn viên và đào tạo được trên 30 thuyết minh viên điểm [10].

Hiện nay, trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều trường đào tạo về du lịch như: Trường Đại học Hải Phòng; Đại học Dân lập Hải Phòng; Cao đẳng Cộng đồng; Cao đẳng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng (đang xây dựng); Cao đẳng Vietronics, góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nhân lực du lịch không chỉ cho thành phố Hải Phòng mà còn cho các tỉnh, thành phố khác trong khu vực phía Bắc.

Về số lượng khách du lịch: Trong những năm qua, số lượng khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) đến Hải Phòng đều có chiều hướng gia tăng, được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009

Đơn vị tính: Lượt khách Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Khách quốc tế 512.000 606.500 719.000 668.562 630.969 Khách nội địa 1.917.000 2.356.500 2.901.000 3.231.871 3.370.532 Tổng 2.429.000 2.963.000 3.362.000 3.900.433 4.001.501

Nguồn: Sở VH,TT&DL Hải Phòng

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng lượt khách Khách nội địa Khách quốc tế

Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2009

Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ trên có thể nhận thấy, tổng lượng khách du lịch đến Hải Phòng từ năm 2005 đến 2009 liên tục có xu hướng tăng (tốc độ trung bình đạt 13,9%). Lượng khách quốc tế đến Hải Phòng năm 2008 và 2009 tuy có giảm so với năm 2007 (đây cũng là xu thế chung của toàn ngành du lịch) do một số nguyên nhân khách quan như: Trên thế giới xảy ra khủng hoảng tài chính,

suy giảm kinh tế thế giới làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch của các nước, hơn nữa năm 2008 trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, có sức thu hút khách du lịch quốc tế như: Olympic Bắc Kinh, Giải bóng đá vô địch Châu Âu... Sự bùng phát của đại dịch cúm A/H1N1 lan rộng trên phạm vi toàn cầu dẫn đến tâm lý e ngại của du khách, chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn tăng. Tại Hải Phòng, tuyến bay Ma Cao - Hải Phòng tạm ngừng hoạt động cũng là nguyên nhân làm giảm hàng vạn lượt khách du lịch Ma Cao, Hồng Kông và Trung Quốc đến Hải Phòng qua tuyến này [2,tr.15]. Tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế giai đoạn 2005 - 2009 thấp, đạt 1,9%. Lượng khách du lịch nội địa tiếp tục tăng qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 15,4%.

Về doanh thu từ hoạt động du lịch: Năm 2004, du lịch Hải Phòng mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cung đối với loại hình du lịch MICE tại Hải Phòng (Trang 47)