Phân tích kinh tế của các chiến lược thích ứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản-trường hợp huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 43)

4. Bố cục luận văn

2.3.Phân tích kinh tế của các chiến lược thích ứng

Khi các phương án với cấu trúc chi phí khác nhau không tạo ra cùng một kết quả thì phương pháp phân tích hiệu quả chi phí có thể được áp dụng. Với phương pháp này, chi phí (đo lường bằng tiền) được so sánh với kết quả (đo lường bằng số tự nhiên). Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là để đạt cùng một kết quả mong đợi, có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là phương án nào là “rẻ nhất” về mặt chi phí để đạt được kết quả mong đợi. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích hiệu quả chi phí được sử dụng để đánh giá hai dự án đang được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cân nhắc thực hiện tại huyện Thạnh Phú, đó là xây dựng tuyến đê biển và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Hai dự án này mang lại cùng một lợi ích là ngăn lũ lụt do nước biển dâng và ngăn chặn hiện tượng xâm nhập mặn.

Lãi suất chiết khấu 10% được sử dụng dựa trên một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các nước phát triển thường sử dụng lãi suất chiết khấu trong khoảng 3-7%. Trong khi đó, các nước đang phát triển sử dụng ở mức 8% hoặ cao hơn nhằm phản ảnh mức rủi ro và bất ổn cao hơn của các dự án đầu tư công (Zhuang và cộng sự 2007). Tuy nhiên, việc lựa chọn lãi suất chiết khấu là bao nhiêu không quá quan trong vì dù mức lãi suất là bao nhiêu thì nó cũng được áp dụng đồng thời cho cả hai dự án. Vì vậy, việc lựa chọn mức lãi suất chiết khấu không ảnh hưởng đến kết quả so sánh hai dự án.

2.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG

Trong nghiên cứu này, mức độ tổn thương được đánh giá bằng việc áp dụng phương pháp VEP. Theo phương pháp này, mức độ tổn thương của một cá nhân hay của hộ gia đình là khả năng mà cá nhân hay của hộ gia đình đó trở nên nghèo trong tương lai nếu hiện tại không nghèo, hoặc khả năng tiếp tục nghèo nếu hiện tại đang

nghèo (Christiaensen và Subbarao 2004). Như vậy, mức độ tổn thương được xem như là “khả năng bị nghèo đói”, trong khi đó tiêu dùng (thu nhập) là thứ phản ảnh “sự thịnh vượng”. Phương pháp này dựa trên việc ước tính xác xuất mà một thảm hoạ hoặc chuỗi thảm hoạ sẽ khiến cho tiêu dùng của cá nhân hoặc hộ gia đình rơi xuống dưới ngưỡng tối thiểu (chẳng hạn như ngưỡng nghèo đói) hoặc khiến cho mức tiêu dùng tiếp tục nằm dưới ngưỡng tối thiểu nếu như nó vốn dĩ đã ở dưới (Chaudhuri và cộng sự. 2002).

Theo Chaudhuri và cộng sự (2002), quy trình xác xuất của mức độ tiêu dùng của hộ gia đình được xác định bởi công thức sau:

h h

h X e

C   

ln

Trong đó Ch là chi tiêu đầu người của hộ gia đình, Xh là tập hợp các đặc trưng của hộ gia đình (như quy mô gia đình, trình độ học vấn, số người phụ thuộc…) và thảm hoạ khí hậu, β là vectơ tham số, eh là sai số có kỳ vọng bằng 0. Các biến dùng trong quá trình ước lượng được liệt kê trong bảng 2

Giả định rằng phương sai của eh được xác định bởi công thức sau:

 e2hXh

,

Trong đó β và θ là các ước lượng tham số có được thông qua phương pháp Bình phương Nhỏ nhất Tổng quát Khả thi (Feasible Generalized Least Square-FGLS) theo sự đề xuất của Amemiya (1977).

Sử dụng kết quả ước lượng của β và θ, kỳ vọng của logarit tiêu dùng và phương sai của logarit tiêu dùng cho từng hộ gia đình được ước tính theo công thức sau:      hh h X X C E ln               eh h h h X X C V 2 , ln

Bằng việc giả định rằng tiêu dùng tuân theo phân phối chuẩn logarit (có nghĩa là lnCh tuân theo quy luật phân phối chuẩn), các phương trình trên cho phép ước tính xác suất mà một gia đình với các đặc trưng Xh sẽ trở nên nghèo (tức là mức độ tổn thương của gia đình đó theo phương pháp VEP). Nếu (.) là ký hiệu cho hàm xác

tích luỹ của phân phối chuẩn hoá, xác xuất trở nên nghèo (mức độ tổn thương) của hộ gia đình có thể được ước tính theo công thức sau:

                     h h h h h X X z X z C V Pr(ln ln ) ln

Trong đó lnz là logarit của mức tiêu dùng tối thiểu (1.25 đô la và 1.5 đô la). Dưới mức này, hộ gia đình được xem là “bị tổn thương”.

Bảng 2: Các biến được sử dụng trong mô hình

Loại biến Mô tả

Biến phụ thuộc

Chi tiêu theo đầu người của hộ gia

đình Biến ngẫu nhiên liên tục

Biến giải thích

Số trận lụt có tác động đến cộng

đồng trong 10 năm qua Biến ngẫu nhiên rời rạc

Bị ảnh hưởng bởi sạc lỡ

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu bị ảnh hưởng, nhận giá trị là 0 nếu không bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm nhập mặn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu bị ảnh hưởng, nhận giá trị là 0 nếu không bị ảnh hưởng Tuổi của chủ hộ Biến ngẫu nhiên rời rạc

Giới tính của chủ hộ

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nam giới, nhận giá trị là 0 nếu là nữ giới Trỉnh độ học vấn của chủ hộ Biến ngẫu nhiên rời rạc

Quy mô gia đình

Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là tổng số thành viên cùng sống chung trong một gia đình

Số người phụ thuộc

Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là số thành viên trong gia đình có độ tuổi dưới 15 và trên 64

Tính chất sỡ hữu của ngôi nhà đang ở

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nhà ở thuộc sỡ hữu, nhận giá trị là 0 cho các trường hợp khác

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay

Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là số đối tượng sẵn lòng cho gia đình vay tiền khi cần

Có làm nông nghiệp hay không

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có làm nông nghiệp, nhận giá trị là 0 nếu không làm nông

Có nuôi trồng thuỷ sản không

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có nuôi trồng thuỷ sản, nhận giá trị là 0 nếu không

Có đánh bắt thuỷ sản không

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có đánh bắt thuỷ sản, nhận giá trị là 0 nếu không

Có chăn nuôi loại vật nuôi nào không

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có, nhận giá trị là 0 nếu không

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản-trường hợp huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 43)