4. Bố cục luận văn
3.3. Chỉ số tổn thương hộ gia đình
Kết quả tính toán chỉ ra rằng giá trị trung bình của chỉ số tổn thương là 0,43, nghĩa là bình quân xác xuất mà một hộ gia đình rơi xuống dưới mức chi tiêu tối thiểu 25.000 đồng một ngày là 43%. Chỉ số tổn thương của hộ gia đình phân tán trong khoảng từ 0 đến 1 với giá trị độ lệch chuẩn tương đối cao là 0,41 so với giá trị trung bình. Chính vì vậy, trong trường hợp này, chỉ số tổn thương trung bình mang tính đại diện không cao.
Sự phân phối của chỉ số tổn thương (bảng 5) cho thấy rằng 31% số hộ gia đình thuộc vào nhóm “bị tổn thương nặng”, 14% thuộc vào nhóm “bị tổn thương nhẹ” và 56% thuộc vào nhóm “không bị tổn thương”.
Bảng 5: Phân phối của chỉ số tổn thương
0,00-0,49 : Không bị tổn thương 56%
0,50-0,80 : Bị tổn thương nhẹ 14 %
0,81-1,00 : Bị tổn thương nặng 31%
Có ba điều có thể nhận ra từ hình 9. Thứ nhất, trong mẫu thu thập, số gia đình không nghèo thì nhiều hơn số gia đình nghèo. Thứ hai, chỉ số tổn thương có xu hướng tập trung tại hai đầu-tổn thương nặng hoặc không tổn thương-nằm cách xa giá trị trung bình. Cuối cùng, phép tính toán cho ra một kết quả thú vị là những hộ gia đình không nghèo thì bị tổn thương nhiều hơn những hộ gia đình nghèo.
Hình 9. Phân phối của chỉ số tổn thương
Ghi chú: 0,81-1: Bị tổn thương nhẹ nặng; 0,5-0,8: Bị tổn thương nhẹ; 0-0,49: Không bị tổn thương
I, II, II: hộ gia đình nghèo; IV, V, IV: hộ gia đình không nghèo
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN THẠNH PHÚ
3.4.1. Tác động của bão lên nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Bến Tre được biết đến như là một mảnh đất hiền lãnh rất ít khi xuất hiện bão. Trong suy nghĩ của người dân nơi đây, bão dường như là một khái niệm xa lạ. Lối suy nghĩ này được phản ảnh một phần qua thói quen làm nhà ở của họ. Vật liệu phổ biến được sử dụng là gỗ, tre nứa và lá dừa nước. Ngay cả đến những gia đình có điều kiện tài chính khả giả, họ vẫn chưa quen với việc làm nhà bằng các vật liệu vững bền như bêtông, cốt thép.
Lối suy nghĩ như vậy về mưa bão đã có từ lâu và tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi có sự xuất hiện của các cơn bão có sức tàn phá kinh khủng là Linda năm 1997 và Durian năm 2006. Một phần do sức tàn phá của cơn bão, một phần do sự chủ quan của người dân mà những cơn bão này đã để lại hậu quả nặng nề về người, tài sản và hoạt động sản xuất. Tác động của bão Durian lên nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của huyện Thạnh Phú được chỉ ra trong bảng 6
Bảng 6: Thiệt hại do bão gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Trong số 200 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 90 hộ báo cáo có bị tác động bởi cơn bão với nhiều kiểu thiệt hại khác nhau, trong đó có 20 hộ chịu tác động của bão lên sản xuất nông nghiệp. Với mưa to và gió lớn với tốc độ đến 130km/h, việc cây trồng bị hư hại là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Tổng thiệt hại mà 20 hộ dân này gánh chịu là trên 100 triệu đồng. 22 hộ dân bị thiệt hại về nuôi trồng thuỷ sản với tổng thiệt hại là trên 513 triệu đồng. Thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản bắt nguồn từ việc mưa to gió lớn gây vỡ bờ ao làm thất thoát thuỷ sản hoặc thuỷ sản bị chết sau bão.
Cùng với những thiệt hại trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, những người làm nghề đánh bắt thuỷ sản cũng ước tính ra sự thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Sự thiệt hại này chính là nguồn thu nhập bị mất đi do họ không thể đi đánh cá như thường lệ do có sự xuất hiện của bão. Thiệt hại được ước tính là trên 170 triệu đồng. Cuối cùng là những thiệt hại do vật nuôi bị chết trong và sau bão với tổng thiệt hại là hơn 2 triệu đồng.
Bảng 7 phản ảnh tác động của bão dưới một góc nhìn khác là số ngày phục hồi sau bão. Với những thiệt hại do bão gây ra, trung bình mất 30 ngày một hộ gia đình của thể khắc phục những thiệt hại về tài chính. Với những tác động về tâm lý mà cụ thể là tâm lý sợ hãi, người dân trung bình phải cần đến 10 ngày để vượt qua. Để đưa cuộc sống trở về lại bình thường như trước khi có bão, trung bình mỗi hộ gia đình cần 20 ngày.
Những thiệt hai Số
hộ gia đình
Tổng giá trị thiệt hại (đồng)
Thiệt hại vật nuôi 5 2.300.000
Mất sản phẩm nông nghiệp 20 106.450.000
Mất thu nhập từ đánh bắt 9 170.600.000
Mất sản phẩm nuôi trồng thủy
sản 22 513.650.000
Bảng 7: Tác động của bão dưới góc độ số ngày hồi phục
Ngoài thiệt hại trực tiếp đã được chỉ ra trong bảng 7, sự xuất hiện của bão còn gây ra những thiệt hại gián tiếp: đó chính là số tiền phải bỏ ra để khắc phục hậu quả do bão gây ra. Nếu không có sự xuất hiện của cơn bão, các hộ dân đã không phải tốn những khoản tiền này (bảng 8). Để trồng lại mùa vụ, trung bình một hộ gia đình phải chi ra trên 1.5 triệu đồng. Để thay thế vật nuôi thuỷ sản đã bị thất thoát do mưa lũ, bình quân một hộ gia đình phải tiêu tốn 5.4 triệu đồng. Nhằm gia cố lại chuồng trại hoặc bờ ao, mỗi hộ gia đình phải chi ra bình quân trên 7.5 triệu đồng.
Bảng 8: Hành động khắc phục thiệt hại sau bão
Hành động Số hộ gia đình Chi phí trung bình (đồng)
Trồng lại mùa vụ 11 1,566,240
Thay thế vật nuôi mới 11 5,403,721
Gia cố chuồng trại/bờ ao 31 7,513,152
3.4.2. Tác động của xâm nhập mặn lên nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Trong 200 hộ gia đình được khảo sát thì có đến 185 hộ báo cáo là có bị tác động bởi hiện tượng xâm nhập mặn. Theo ghi nhớ của những hộ dân này thì hiện tượng nhiễm mặn xảy ra lần đầu tiên cách đây 9 năm. Trong vài năm gần đây, thời gian hiện tượng nhiễm mặn xảy ra là 170 ngày một năm. Một thông tin nữa đáng lưu ý là tất cả 200 hộ được khảo sát đều nhận thấy độ mặn tăng dần qua các năm.
Qua khảo sát, các hộ gia đình báo cáo rằng hiện tượng xâm nhập mặn có ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tiêu biểu nhất cho sự tác động của sự nhiễm mặn đến sản xuất nông nghiệp là trường hợp của các hộ dân ấp Thạnh, xã Tân Phong. Theo những hộ dân nơi đây, những năm vừa qua lúa vụ đông xuân hầu như là mất trắng do nước bị nhiễm mặn, gây tổn thất rất lớn về thu nhập. Một số hộ gia đình đã không còn gieo giống vụ đông xuân. Số khác thì tiến hành gieo giống sớm để có thể thu hoạch sớm trước khi nước mặn về. Tuy nhiên, cách làm này vẫn tiềm ẩn rủi ro
Số ngày phục hồi sau những tác động về tài chính 30 ngày Số ngày trở lại trạng thái tâm lý bình thường do sợ hãi 10 ngày Số ngày trở lại cuộc sống bình thường 20 ngày
vì theo các hộ dân thì cũng những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn có xu hướng xảy ra sớm hơn so với trước. Cũng tại nơi này, những hộ dân có trồng dừa thì báo cáo rằng việc nước bị nhiễm mặn sẽ dẫn đến hiện tượng rụng trái non, làm giảm năng suất thu hoạch.
Tại xã Giao Thạnh, trước đây người dân trồng hai vụ lúa một năm. Nhưng những năm gần đây, họ đã chuyển sang mô hình một vụ lúa và một vụ tôm vì vụ lúa thứ hai không thể trồng được do nước mặn. Những hộ gia đình trồng cây hoa màu như khoai lang, sắn báo cáo rằng trước đây có thể trồng hai, thậm chí là ba vụ một năm nhưng nay chỉ còn một vụ. Một số hộ gia đình trồng mía thì báo cáo rằng nước mặn làm chết hoặc làm giảm độ ngọt của cây mía.
Đối với hoạt động nuôi tôm, người dân cho rằng sự nhiễm mặn có thể làm tôm lâu lớn và tăng nguy cơ mắc bệnh. Với những người nuôi cá kèo thì họ tin rằng nước mặn làm giảm năng suất thu hoạch.
Bảng 9 trình bày thiệt hại gây ra bới lần nhiễm mặn gần đây nhất. Theo đó, thiệt hại sản phẩm nông nghiệp của 41 hộ gia đình là gần 514 triệu đồng. Thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản của 11 hộ ước tính là 498 triệu đồng.
Bảng 9: Thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản
Mặc dù sự nhiễm mặn gây ra hậu quả lớn nhưng các hộ gia đình lại không thể làm gì nhiều để hạn chế tác động của nó. Giải pháp gần nhưng là duy nhất của người dân nơi này là tích trữ nước mưa để dùng trong những tháng bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, việc tích trữ nước mưa thì cũng chỉ đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình chứ không thể đủ để phục vụ nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy mà người dân mong chờ một giải pháp toàn diện và hiệu quả từ chính quyền địa phương.
Những thiệt hại Số hộ gia đình Tổng giá trị thiệt hại
(đồng)
Thiệt hại sản phẩm nông nghiệp 41 513.800.000
Thiệt hại nuôi trồng thủy sản 11 498.050.000
3.4.3. Tác động của sạc lở đất lên nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
So với bão và xâm nhập mặn, số hộ gia đình bị tác động bởi sạc lở đất là ít hơn nhiều. Trong 200 hộ được khảo sát chỉ có 25 hộ báo cáo là có bị sạc lở đất ảnh hưởng theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sạc lở đất không để lại hậu quả nghiêm trọng. Với 3 hộ gia đình có báo cáo là bị thiệt hại sản phẩm nông nghiệp do sạc lở đất, tổng số tiền thiệt hại là gần 24 triệu đồng. Tổng thiệt hại do sạc lở đất đối với nuôi trồng thuỷ sản của 8 hộ dân là 116 triệu đồng (bảng 10).
Bảng 10: Thiệt hại do sạc lở đất gây ra đối với nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
3.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG ĐƯỢC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÂN NHẮC
Khi các phương án với cấu trúc chi phí khác nhau không tạo ra cùng một kết quả thì phương pháp phân tích hiệu quả chi phí có thể được áp dụng. Với phương pháp này, chi phí (đo lường bằng tiền) được so sánh với kết quả (đo lường bằng số tự nhiên).Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích hiệu quả chi phí được sử dụng như là công cụ để lượng giá hai dự án đang được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cân nhắc nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu: xây dựng hệ thống thuỷ lợi và xây dựng hệ thống đê biển trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Trong trường hợp này, lợi ích được đo lường bằng số héc-ta đất được bảo vệ bởi từng dự án. Tiêu chí để ra quyết định là chí phí hao tốn cho việc bảo vệ một héc-ta đất.
3.5.1. Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống đê biển
Hệ thống đê biển theo thiết kế sẽ bao quan 10 xã nằm ở phía nam huyện Thạnh Phú. Tuyến đê biển này được xây dựng nhằm (1) ngăn chặn lũ lụt gây ra do triều
Những thiệt hại Số hộ gia đình Tổng giá trị thiệt hại (đồng)
Thiệt hại sản phẩm nông
nghiệp 3 23.800.000
Thiệt hại nuôi trồng thủy sản 8 116.000.000
cường, bão, và nước biển dâng, (2) giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn. Tuyến đê biển dài 52,4 km và có 16 cống được xây dưới chân đê. Tổng giá trị đầu tư cho tuyến đê biển này là 2.999,704 tỷ đồng bao gồm 6 hạng mục chi phí như trong bảng 11. Quá trình xây dựng tuyến đê biến dự kiến kéo dài trong 6 năm.
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho tuyến đê biển
Hạng mục chi phí Chi phí đầu tư (tỷ đồng)
Chi phí xây dựng 1.669,797
Chi phí đền bù 318,840
Chi phí quản lý dự án 17,246
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 121,908
Chi phí khác 61,773
Chi phí dự phòng 810,140
Tổng chi phí 2.999,704
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre 2010
Dựa vào tiến độ dự án, tổng vốn đầu tư sẽ được chi là 3 giai đoạn với tổng thời gian là 6 năm từ 2011 đến 2020 (Bảng 12). Phân kỳ đầu tư của dự án như sau:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 2011 ÷ 2012): Đầu tư xây dựng tuyến đê biển, đê cửa sông Cổ Chiên và cửa sông Hàm Luông với tổng mức đầu tư 624,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2 (Từ năm 2013 ÷ 2014): Đầu tư xây dựng các cống phía biển và một phần cống phía sông Cổ Chiên với tổng mức đầu tư 1.143 tỷ đồng.
- Giai đoạn 3 (Từ năm 2015 ÷ 2016): Đầu tư xây dựng các cống phía biển và các cống còn lại phía sông Cổ Chiên và cuối cùng là xây dựng hệ thống cống Vàm Rồng và Eo Lợi.
Bảng 12: Phân kỳ đầu tư (tỷ đồng)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre 2010
Chi phí vận hành tuyến đê biển bao gồm chi phí bảo dưỡng và các chi phí khác (Bảng 13). Chi phí vận hành bắt đầu xuất hiện từ năm thứ ba của quá trình xây dựng. Chi phí thay mới xuất hiện ở năm thứ 20 với kinh phí là 302,15 tỷ đồng. Tuyến đê biển dự kiến sẽ bảo vệ được 37,370 ha đất khỏi lũ lụt và xâm nhập mặn.
Bảng 13: Chi phí hoạt động và bảo trì của hệ thống đê biển (tỷ đồng)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre 2010
Giá trị hiện tại của tất cả các loại chi phí phát sinh dọc theo chiều dài của dự án là 2.264.345.230.000 đồng Với lợi ích là 31,370 ha đất được bảo vệ, chỉ số lợi ích/chi
Danh mục chi phí 2011 - 2012 2013 - 2014 2015 - 2016
1. Chi phí xây dựng 159,045 731,181 779,571 2. Chi phí giải tỏa - sang lấp
mặt bằng 264,485 20,480 33,875
3. Chi phí quản lý dự án 2,043 7,423 7,780 4. Chi phí tư vấn thiết kế 19,826 49,942 52,140
5. Chi phí khác 10,442 25,480 25,851
6. Chi phí dự phòng 168,661 308,768 332,711
Tổng chi phí đầu tư 624,502 1.143,274 1.231,928
Năm Chi phí 2013 4,380 2014 6,570 2015 8,760 2016 10,950 2017 13,140 2018 15,330 2019 17,520 2020 19,710 2021-2049 21,900
phí của dự án này là 72.180.000 đồng. Như vậy, với dự án xây dựng hệ thống đê biển, để bảo về một ha đất khỏi lũ lụt và xâm nhập mặn, chi phí phải bỏ ra là hơn 72 triệu đồng.
3.5.2. Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi được thiết kế để phục vụ cho 5 xã ở phía bắc huyện Thạnh Phú và 17 xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam. Cũng giống như hệ thống đê biển, hệ thống thuỷ lợi nhằm mục đích (1) bảo vệ khỏi những trận lũ do triều cường hoặc nước biển dâng, và (2) giảm thiểu xâm nhập mặn. Hệ thống thuỷ lợi bao gồm 22 cống được xây dựng dưới lòng sông, một tuyến đê dài 25,237 km và một cây cầu dài 73,6 m và rộng 7 m. Tổng chi phí đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi dự kiến là 996.649.619.848 đồng bao gồm 7 hạng mục chi phí như trong bảng 14. Quá trình xây dựng dự kiến hoàn thành trong 3 năm với mức phân bổ đầu tư cho từng năm như trong bảng 15.
Bảng 14: Chi phí đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi (đồng)
Hạng mục chi phí Chi phí đầu tư
Chi phí xây dựng 650.140.006.000
Chi phí máy móc thiết bị 37.044.434.000
Chi phí quản lý 7.085.021.064 Chi phí tư vấn 57.625.529.602 Chi phí khác 9.066.383.814 Chi phí đền bù 49.252.708.620 Chi phí dự phòng 186.435.536.748 Tổng chi phí 996.649.619.848
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre 2011
Bảng 15: Phân kỳ đầu tư hệ thống thuỷ lợi (đồng)