0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thích ứng với xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 32 -32 )

4. Bố cục luận văn

1.4.3. Thích ứng với xâm nhập mặn

Nhiều khu vực trên thế giới sử dụng nước ngầm như là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho mục đích sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng đáng báo động của dân số thế giới đã làm cho việc cung cấp nước ngọt tiếp tục bị cạn kiệt. Vì vậy, nước mặn xâm nhập vào các tầng nước ngầm ven biển như là một hậu quả tất yếu.

Sự cố của xâm nhập mặn được phát hiện sớm vào khoảng năm 1845 ở đảo Long, New York. Xâm nhập xảy ra trong tầng nước ngầm ven biển trên toàn thế giới, và là một vấn đề ngày càng tăng ở các khu vực bao gồm Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Trung Quốc, Mexico, và đáng chú ý nhất là Đại Tây Dương và Bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ, và Nam California. Trong năm 1950, ba giếng rào cản đã được thiết lập tại tầng nước ngầm vùng bờ biển vịnh Los Angeles với nỗ lực nhằm ngăn chặn nước biển xâm nhập. Mỗi rào cản bao gồm một loạt các giếng phun tạo thành một bức tường nước ngọt dưới bề mặt được thiết kế để giữ cho nước mặn không xâm nhập sâu hơn vào tầng nước ngầm. Các giếng rào cản này chỉ hiệu quả một phần, nước mặn tiếp tục thâm nhập vào một số lĩnh vực (USGS 2005).

Trước năm 1980, mỗi năm vào mùa khô, khu vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi độ mặn lên đến 1,7- 2,1ha trong số 3,5 triệu ha. Trong những năm 1980 và 1990, một số dự án kiểm soát độ mặn được thực hiện, dẫn đến việc hình thành các đập ngăn và cống trong các kênh mương có giá trị giao thông thủy mà các kênh mương này kết nối các nhánh sông của vùng đồng bằng. Ngày nay, độ mặn chỉ ảnh hưởng đến 0,8 triệu ha mỗi năm. Hàng năm, các điểm lấy nước này được đóng cửa trong một khoảng thời gian đáng kể (thay đội từ vài tuần đến một hoặc hai tháng) để ngăn chặn sự xâm nhập mặn (Nguyên và Savenije 2006).

Tuy nhiên, nước mặn xâm nhập sớm hơn và sâu hơn vào nội địa ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây28. Điều này dẫn đến thiếu

28

hụt trầm trọng nước ngọt cho 8.000 gia đình và gây thiệt hại gần 20.000 ha trồng lúa trong năm 200929

.

Tại Bến Tre, thông thường, độ mặn cao đã ảnh hưởng đến 3.000 ha nuôi tôm, làm chậm lại sự tăng trưởng và giết chết cá tra nuôi. Thiệt hại cho ngành công nghiệp nuôi cá tra ước tính khoảng 7.7 tỷ VND. Tình hình được dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn trong cao điểm của mùa khô này. Hơn nữa, nuôi tôm được dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 16 tháng 2 nhưng đã bị trì hoãn vì mức độ mặn cao, độ mặn gấp đôi mức độ thích hợp cho tôm, theo ông Nguyễn Thành Công, người đứng đầu một hợp tác xã nuôi tôm với diện tích hơn 200 ha tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre30.

Để đối phó với vấn đề xâm nhập mặn, trong năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng phối hợp thực hiện một dự án thủy lợi 660 tỷ đồng (37 triệu đô la Mỹ). Hơn 60 hệ thống thoát nước và đê điều đã được xây dựng để ngăn chặn sự xâm nhập mặn và bảo đảm cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất 150.000 ha lúa. Lãnh đạo của hai tỉnh nói rằng quỹ đó chỉ đủ để xây dựng đáp ứng một phần ba nhu cầu. Hiện nay, dự án tạm thời dừng, các quan chức đang chờ đợi tài trợ thêm từ Chính phủ31

.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 32 -32 )

×