0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thích ứng với hiện tượng sạc lở

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 29 -29 )

4. Bố cục luận văn

1.4.1. Thích ứng với hiện tượng sạc lở

Theo Bộ Giao thông vận tải và Công trình công cộng Lào, khoảng 90% lãnh thổ của Lào tạo thành một phần của lưu vực sông Mêkong, và do vậy sạc lở bờ sông là một trong những thiệt hại ven sông nghiêm trọng nhất. Người nghèo là nạn nhân chính của sự sạc lở bờ sông với các thiệt hại về nhà cửa, cơ sở vật chất của cộng đồng, và đường xá bị đe dọa phá hủy23. Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng, một dự án thí điểm sử dụng một loại “nệm” được làm từ bụi cây, đá và các vật liệu khác đã được thực hiện trong năm 2004 để bảo vệ bờ sông khỏi bị sạc lở. Hệ thống nệm này lần đầu tiên được giới thiệu và phát triển ở Nhật Bản trong những năm đầu của thời Minh Trị (1868-1912), và được sử dụng rộng rãi cho việc bảo vệ chân đê24. Dự án này đạt được thành công không chỉ sự ở khía cạnh bảo vệ mà còn hiệu quả về chi phí. Dự án là một phương pháp hiệu quả về chi phí vì những vật liệu được sử dụng có sẵn tại địa phương như cành cây, đá, và nhân lực.

Giống như Lào, các thành phố ven biển và đô thị tại Philippines cũng phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ sạc lở bờ biển. Hiện tượng nguy hiểm này được dự kiến sẽ xuất hiện nhiều hơn do biến đổi khí hậu và nước biển tăng cũng như quá trình đô thị hoá kéo dài và sự phát triển của các cộng đồng ven biển tại quốc gia này (Bayani và cộng sự 2009). Theo Bayani và cộng sự. (2009), ước tính 300 m2 công trình xây dựng, 283.085 m2 đất, và 123.033 m2 bãi biển dọc theo Vịnh San Fernando sẽ bị mất do sạc lở bờ biển vào năm 2100.

Để đối phó với những tác động bất lợi nghiêm trọng, ba chiến lược thích ứng được đề xuất, đó là, xây dựng đê, xây dựng tường chắn sóng và đê, và tái định cư. Do cả ba phương án này đòi hỏi đầu tư lớn và đôi khi gây ra các tác động không mong

23

http://www.preventionweb.net/english/professional/news/v.php?id=10531

24

muốn nên phân tích lợi ích chi phí được sử dụng để đánh giá và tính toán một cách cẩn thận tính khả thi của nó. Phương pháp này cũng được Costa chọn (Costa và cộng sự 2009) để giải quyết vấn đề tương tự có quan đến nước biển dâng ở các quốc gia ven biển khu vực châu Âu.

Với chiều dài vùng bờ biển 3.260 km, Việt Nam không thể tránh bị sạc lở do biến đổi khí hậu. Sạc lở bờ biển Việt Nam đã được điều tra trong một vài nghiên cứu như nghiên cứu của Cat (2006) về tình trạng sạc lở bờ biển ở Việt Nam và nghiên cứu của Hạnh và Furukawa (2007) về tác động của nước biển dâng đối với vùng ven biển của Việt Nam. Dựa trên những nghiên cứu này, cả đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, sạc lở đã xảy ra dọc theo một phần tư đường bờ biển của mỗi đồng bằng. Toàn bộ 243 vùng ven biển bao gồm 469 km đường bờ biển đã bị sạc lở với tốc độ 5-10 m/năm.

Việc kiểm soát sạc lở ở đồng bằng sông Hồng đã được nghiên cứu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp là thụ động và mang tính đối phó với các tình huống cụ thể và thiếu cơ sở khoa học rõ ràng (Thanh và cộng sự 2005). Đồng bằng sông Cửu Long, sạc lở xảy ra dọc theo nhiều phần của bờ biển, và ở nhiều nơi đã phá hoại rừng ngập và làm tổn hại hệ thống đê biển. Vì thế, một mô hình được phát triển nhằm mục đích giảm sạc lở và kích thích sự bồi lắng như là một điều kiện tiên quyết cho sự phục hồi rừng ngập mặn tại các vùng bị xói mòn. Mô hình này kết hợp hài hoà các tuyến đê biển, tường chắn sóng và sự phục hồi rừng ngập mặn. Mô hình này đã được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và Tiền Giang và đã đạt được những thành công nhất định25.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN-TRƯỜNG HỢP HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 29 -29 )

×