Chiết khấu chi phí

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản-trường hợp huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 37)

4. Bố cục luận văn

1.5.4. Chiết khấu chi phí

Do chương trình có thể kéo dài trong nhiều năm, lãi suất chiết khấu là cần thiết để tính được giá trị hiện tại của tất cả các chi phí xuất hiện dọc theo tuổi thọ của dự án. Ý tưởng cơ bản của chiết khấu là một đồng đô la bỏ ra ngày hôm nay sẽ có giá trị nhiều hơn một đô la bỏ ra ngày mai. Giá trị hiện tại của chi phí (PVC) được tính bằng cách sử dụng công thức sau đây.

    n t t t i C PVC 0 (1 )

Trong đó: Ct là viết tắt cho các chi phí phát sinh tại thời điểm t, i là lãi suất chiết khấu, và

n là tuổi thọ của chương trình.

Việc lựa chọn lãi suất chiết khấu là quan trọng trong việc khi sử dụng CEA (cũng như CBA). Tuy nhiên, lãi suất chiết khấu bao nhiêu là phù hợp thì gây tranh cãi. Trong tài liệu “Hướng dẫn phân tích lợi ích chi phí” của Canada (TBCS 2008) mức lãi suất chiết khấu được đề nghị là từ 3-7% tùy thuộc vào dự án và độ dài của nó. Một nghiên cứu năm 2007 do Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy rằng các quốc gia phát triển có xu hướng sử dụng mức lãi suất từ 3% - 7%, trong khi các quốc gia đang phát triển sử dụng một mức cao hơn là 8% trở lên, phản ánh rủi ro cao hơn và tính bất

ổn của các khoản đầu tư công ở những quốc gia này (Zhuang và cộng sự 2007). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới đã đề nghị mức lãi suất chiết khấu 3-5% (Lopez 2008). Trong lĩnh vực sức khỏe và y học, hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng mức chiết khấu 3% nên được sử dụng để tính toán giá trị hiện tại (Gold và cộng sự 1996).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản-trường hợp huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)