4. Bố cục luận văn
1.6. Đánh giá mức độ tổn thương
1.6.1. Định nghĩa “mức độ tổn thương”
Thuật ngữ “mức độ tổn thương” không có một định nghĩa chung bởi vì các nhà nghiên cứu khác nhau định nghĩa nó một cách khác nhau phù hợp với mối quan tâm nghiên cứu của họ (Deressa và cộng sự 2009). Các nghiên cứu về hiểm hoạ thiên nhiên và bệnh dịch định nghĩa “mức độ tổn thương” là mức độ mà một đối tượng có thể bị tổn hại do “sự tiếp xúc (exposure)” với các hiện tượng trên, đặt trong tương quan với khả năng đối phó, phục hồi hoặc thích nghi của chính cá nhân đó (Kasperson và cộng sự 2001). Ngược lại, trong các nghiên cứu về nghèo đói và phát triển, nơi mối bân tâm là các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị, “mức độ tổn thương” được định nghĩa là một chỉ số đo lường “sự thịnh vượng của con người (human walfare)” khi phải đối mặt với các tác động có hại về môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị (Bohle và cộng sự 1994). Theo Yamin và cộng sự (2005), các nhà nghiên cứu về các thảm hoa định nghĩa “mức độ” tổn thương là một “tình trạng” được quyết định bởi các yếu tố (hoặc quá trình) vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường; “mức độ tổn thương” phản
CER = n t t t i C 0 (1 )
ảnh mức độ bị tổn hại của cộng đồng trước các tác động của thảm hoạ. Các nhà nghiên cứu về “khả năng chống chọi (resilience)” thì định nghĩa “mức độ tổn thương” là sự giảm sút của “khả năng chống chọi” (Franklin và Downing 2004).
Agger (1999) định nghĩa mức độ tổn thương là “sự tiếp xúc” của cá nhân hoặc nhóm người với các “căng thẳng (stress)” gây ra bởi những thay đổi trong xã hội hoặc môi trường; các “căng thẳng” được hiểu là những “thay đổi không mong muốn” hoặc những “rối loạn (disruption)” trong cuộc sống. Reilly và Schimmelpfennig (1999) định nghĩa mức độ tổn thương là “trung bình lấy trọng số là xác suất (probability- weighted mean)” của các tổn thất và lợi ích. Nghiên cứu này đưa ra các ví dụ về mức độ tổn thương của vụ mùa, mức độ tổn thương của nông dân, mức độ tổn thương của một vùng, mức độ tổn thương của kinh tế vùng, và mức độ tổn thương do đói kém. Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC 2001) định nghĩa “mức độ tổn thương như sau: “là mức độ mà một hệ thống (system) bị tổn hại hoặc không có khả năng ứng phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu bao gổm sự biến động của khí hậu (climate variability) và các hiện tượng khí hậu cực đoan (climate extreme); mức độ tổn thương là một hàm số của đặc điểm (character), độ lớn (magnitude) và tần số (rate) của các biến động khí hậu mà một hệ thống phải hứng chịu, đặt trong tương quan với độ nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích nghi (adaptive capacity) của chính hệ thống đó”.
1.6.2. Các cách tiếp cận để đánh giá mức độ tổn thương
Có hai phương pháp phân tích có thế sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương là “phương pháp sử dụng hệ thống chỉ báo (indicator approaches)” và “phương pháp sử dụng kinh tế lượng (econometrics approaches)”.
Phương pháp sử dụng hệ thống chỉ báo là việc xây dựng một hệ thống các chỉ báo và lựa chọn ra những chỉ báo phù hợp nhất bằng các phương pháp như đánh giá của chuyên gia (Kaly và Pratt 2000; Kaly và cộng sự 1999), phân tích thành tố chính yếu (principle component analysis) (Easter 1999; Cutter và cộng sự 2003), hoặc mức độ tương quan với các thảm hoạ trong quá khứ (Brooks và cộng sự 2005). Mỗi phương pháp lựa chọn đó là một quy trình chọn lọc để chọn ra chỉ báo phản ảnh được nhiều nhất mức độ tổn thương. Những chỉ báo đã được chọn có thể được sử dụng ở quy mô địa phương (Adger 1999; Leon-Vasquez và cộng sự 2003; Morrow 1999),
quy mô quốc gia (O’Brien và cộng sự 2004), quy mô khu vực (Leichenko và O’Brien, 2001; Vincent 2004) hoặc quy mô toàn cầu (Brooks và cộng sự 2005; Moss et al. 2001). Theo Luers và cộng sự (2003), phương pháp hệ thống chỉ báo thì phù hợp với các nghiên cứu nhằm theo dõi xu hướng và khám phá các mô hình lý thuyết. Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế là: (1) tính chủ quan trong việc lựa chọn chỉ số và tầm quan trọng của nó, (2) mức độ sẵn có của dữ liệu ở các quy mô khác nhau, và (3) sự khó khăn trong việc kiểm định tính đúng đắn của các chỉ báo.
Phương pháp sử dụng kinh tế lượng thì sử dụng dữ liệu điều tra hộ gia đình để phân tích các mức độ tổn thương khác nhau của các nhóm xã hội khác nhau. Cách tiếp cận này gồm ba phương pháp là: tổn thương là sự nghèo đi (vulnerability as expected poverty-VEP), tổn thương là sự giảm sút của tiện ích (vulnerability as low expected utility-VEU), và tổn thương là sự tiếp xúc không được bảo hiểm với các rủi ro (vulnerability as uninsured exposure to risk-VER) (Hoddinott và Quisumbing 2003). Cả ba phương pháp này đều xây dựng các chỉ số đo lường mức độ sụt giảm của “sự thịnh vượng” do các thảm hoạ gây nên. Sự khác biệt nằm ở chỗ VEP và VEU tính xác xuất mà mức tiêu dùng của một hộ gia đình sẽ bị rơi xuống dưới một ngưỡng tối thiểu nào đó trong tương lai do các thạm hoạ trong hiện tại hoặc quá khứ. Trong khi đó, VER thì đo lường sự sụt giảm của mức độ thịnh vượng sau khi thảm hoạ xảy ra. Những thảm hoạ hay được nhắc đến có khả năng gây ra sự sụt giảm của mức độ thịnh vượng bao gồm thiên tai, biến động kinh tế, chính trị và xã hội, tội phạm, thay đổi về sức khoẻ, và thay đổi trong luật pháp (Hoddinott và Quisumbing 2003).
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THẢO LUẬN NHÓM
Các chương trình truyền hình, các bài phát thanh, báo chí và internet, tất cả đều phát đi cùng một thông điệp rằng Bến Tre là một trong những tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nhất bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những biểu hiện của biến đổi khí hậu xảy ra như thế nào, ở đâu và ảnh hưởng ra sao trong phạm vi tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó, người dân và chính quyền địa phương đã làm gì để giảm thiểu cũng như thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Nhằm trả lời những câu hỏi đó, ba cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện tạo tiền đề cho việc khảo sát hộ gia đình.
2.1.1. Cuộc thảo luận nhóm thứ nhất
Được sự đồng ý và ủng hộ của Chủ tịch tỉnh Bến Tre, cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện với sự hiện diện của các vị đại diện từ Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Uỷ ban chương trình quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, và Sở Tài chính. Với sự hợp tác rất nhiệt tình từ các vị đại diện, cuộc thảo luận nhóm thứ nhất đã làm rõ được những nội dung sau đây: (1) tác động của biến đổi khí hậu ở Bến Tre, (2) những khu vực bị anh hưởng nặng nề nhất, (3) các chương trình hành động để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, và (4) nguồn kinh phí để ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.1.2. Cuộc thảo luận nhóm thứ hai
Cuộc thảo luận nhóm thứ hai được thực hiện ở cấp huyện với sự hiện diện của các vị đại diện chính quyền huyện Thạnh Phú như Uỷ ban Nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Phát triển kinh tế. Các vị đại diện được chọn dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của họ về nông nghiệp, nuôi trồng và biến đổi khí hậu. Cuộc thảo luận nhóm thứ hai nhằm mục
đích thu thập ý kiến của các vị đại diện chính quyền huyện Thạnh Phú về các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Thạnh Phú
2.1.3. Cuộc thảo luận nhóm thứ ba
Cuộc thảo luận nhóm thứ ba là sự gặp gỡ giữa nhóm nghiên cứu và người dân trong huyện Thạnh Phú. Những người dân tham gia cuộc thảo luận nhóm này được chọn bởi các nhà chức trách. Mục đích của cuộc thảo luận nhóm là lắng nghe tiếng nói của người dân địa phương về tác động của biến đổi khí hậu. Đây là một kênh thông tin quan trọng và có thể sử dụng để xác minh tính chính xác của những thông tin được cung cấp bởi chính quyền địa phương.
2.2. KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH
Nhằm đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân địa phương, đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu, cũng lượng giá những tác động của biến đổi khí hậu, một cuộc khảo sát hộ gia đình đã được thực hiện.
2.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được xây dựng trên cơ sở kết quả các cuộc thảo luận nhóm. Bảng câu hỏi gồm sáu phần chính. Phần thứ nhất cung cấp các thông tin cơ bản về hộ gia đình. Phần thứ hai tìm hiểu về nghề nghiệp và thu nhập. Phần thứ ba nhận dạng và lượng giá những tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. Phần thứ tư khảo sát nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và tác động của nó.
2.2.2. Khảo sát thử nghiệm
Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi, một cuộc khảo sát nhỏ được được thực hiện để kiểm tra liệu bảng câu hỏi có thể hiểu được và trả lời được hay không, cũng như liệu trong bảng câu hỏi có câu hỏi nào không cần thiết. Hai mươi hộ gia đình đã tham dự vào của khảo sát thí điểm này. Căn cứ vào kết quả của cuộc khảo sát, bảng câu hỏi được điều chỉnh cho phù hợp.
2.2.3. Khảo sát hộ gia đình
Hai trăm hộ gia đình đã được lựa chọn để tham gia vào cuộc khảo sát theo hình thức phỏng vấn trực tiếp. Những hộ gia đình này đến từ các xã An Điền, Giao Thạnh, Tân Phong, và Thạnh Phong của huyện Thạnh Phú (nơi mà tác giả có được sự đồng ý và hỗ trợ của địa phương đề tiến hành điều tra). Mẫu điều tra là mẫu ngẫu nhiên thuận tiện vì được chọn ra bởi các vị đại diện chính quyền xã.
2.3. PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG
Khi các phương án với cấu trúc chi phí khác nhau không tạo ra cùng một kết quả thì phương pháp phân tích hiệu quả chi phí có thể được áp dụng. Với phương pháp này, chi phí (đo lường bằng tiền) được so sánh với kết quả (đo lường bằng số tự nhiên). Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là để đạt cùng một kết quả mong đợi, có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là phương án nào là “rẻ nhất” về mặt chi phí để đạt được kết quả mong đợi. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích hiệu quả chi phí được sử dụng để đánh giá hai dự án đang được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre cân nhắc thực hiện tại huyện Thạnh Phú, đó là xây dựng tuyến đê biển và xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Hai dự án này mang lại cùng một lợi ích là ngăn lũ lụt do nước biển dâng và ngăn chặn hiện tượng xâm nhập mặn.
Lãi suất chiết khấu 10% được sử dụng dựa trên một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các nước phát triển thường sử dụng lãi suất chiết khấu trong khoảng 3-7%. Trong khi đó, các nước đang phát triển sử dụng ở mức 8% hoặ cao hơn nhằm phản ảnh mức rủi ro và bất ổn cao hơn của các dự án đầu tư công (Zhuang và cộng sự 2007). Tuy nhiên, việc lựa chọn lãi suất chiết khấu là bao nhiêu không quá quan trong vì dù mức lãi suất là bao nhiêu thì nó cũng được áp dụng đồng thời cho cả hai dự án. Vì vậy, việc lựa chọn mức lãi suất chiết khấu không ảnh hưởng đến kết quả so sánh hai dự án.
2.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG
Trong nghiên cứu này, mức độ tổn thương được đánh giá bằng việc áp dụng phương pháp VEP. Theo phương pháp này, mức độ tổn thương của một cá nhân hay của hộ gia đình là khả năng mà cá nhân hay của hộ gia đình đó trở nên nghèo trong tương lai nếu hiện tại không nghèo, hoặc khả năng tiếp tục nghèo nếu hiện tại đang
nghèo (Christiaensen và Subbarao 2004). Như vậy, mức độ tổn thương được xem như là “khả năng bị nghèo đói”, trong khi đó tiêu dùng (thu nhập) là thứ phản ảnh “sự thịnh vượng”. Phương pháp này dựa trên việc ước tính xác xuất mà một thảm hoạ hoặc chuỗi thảm hoạ sẽ khiến cho tiêu dùng của cá nhân hoặc hộ gia đình rơi xuống dưới ngưỡng tối thiểu (chẳng hạn như ngưỡng nghèo đói) hoặc khiến cho mức tiêu dùng tiếp tục nằm dưới ngưỡng tối thiểu nếu như nó vốn dĩ đã ở dưới (Chaudhuri và cộng sự. 2002).
Theo Chaudhuri và cộng sự (2002), quy trình xác xuất của mức độ tiêu dùng của hộ gia đình được xác định bởi công thức sau:
h h
h X e
C
ln
Trong đó Ch là chi tiêu đầu người của hộ gia đình, Xh là tập hợp các đặc trưng của hộ gia đình (như quy mô gia đình, trình độ học vấn, số người phụ thuộc…) và thảm hoạ khí hậu, β là vectơ tham số, eh là sai số có kỳ vọng bằng 0. Các biến dùng trong quá trình ước lượng được liệt kê trong bảng 2
Giả định rằng phương sai của eh được xác định bởi công thức sau:
e2h Xh
,
Trong đó β và θ là các ước lượng tham số có được thông qua phương pháp Bình phương Nhỏ nhất Tổng quát Khả thi (Feasible Generalized Least Square-FGLS) theo sự đề xuất của Amemiya (1977).
Sử dụng kết quả ước lượng của β và θ, kỳ vọng của logarit tiêu dùng và phương sai của logarit tiêu dùng cho từng hộ gia đình được ước tính theo công thức sau: h h h X X C E ln eh h h h X X C V 2 , ln
Bằng việc giả định rằng tiêu dùng tuân theo phân phối chuẩn logarit (có nghĩa là lnCh tuân theo quy luật phân phối chuẩn), các phương trình trên cho phép ước tính xác suất mà một gia đình với các đặc trưng Xh sẽ trở nên nghèo (tức là mức độ tổn thương của gia đình đó theo phương pháp VEP). Nếu (.) là ký hiệu cho hàm xác
tích luỹ của phân phối chuẩn hoá, xác xuất trở nên nghèo (mức độ tổn thương) của hộ gia đình có thể được ước tính theo công thức sau:
h h h h h X X z X z C V Pr(ln ln ) ln
Trong đó lnz là logarit của mức tiêu dùng tối thiểu (1.25 đô la và 1.5 đô la). Dưới mức này, hộ gia đình được xem là “bị tổn thương”.
Bảng 2: Các biến được sử dụng trong mô hình
Loại biến Mô tả
Biến phụ thuộc
Chi tiêu theo đầu người của hộ gia
đình Biến ngẫu nhiên liên tục
Biến giải thích
Số trận lụt có tác động đến cộng
đồng trong 10 năm qua Biến ngẫu nhiên rời rạc
Bị ảnh hưởng bởi sạc lỡ
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu bị ảnh hưởng, nhận giá trị là 0 nếu không bị ảnh hưởng
Bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm nhập mặn
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu bị ảnh hưởng, nhận giá trị là 0 nếu không bị ảnh hưởng Tuổi của chủ hộ Biến ngẫu nhiên rời rạc
Giới tính của chủ hộ
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nam giới, nhận giá trị là 0 nếu là nữ giới Trỉnh độ học vấn của chủ hộ Biến ngẫu nhiên rời rạc
Quy mô gia đình
Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là tổng số thành viên cùng sống chung trong một gia đình
Số người phụ thuộc
Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là số thành viên trong gia đình có độ tuổi dưới 15 và trên 64
Tính chất sỡ hữu của ngôi nhà đang ở
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nhà ở thuộc sỡ hữu, nhận giá trị là 0 cho các trường hợp khác
Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
Biến ngẫu nhiên rời rạc. Là số đối tượng sẵn lòng cho gia đình vay tiền khi cần
Có làm nông nghiệp hay không
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có làm nông nghiệp, nhận giá trị là 0 nếu không làm nông
Có nuôi trồng thuỷ sản không
Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu có nuôi trồng thuỷ sản, nhận giá trị là 0 nếu không
Có đánh bắt thuỷ sản không
Biến giả, nhận giá trị là