TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘ
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu nhu cầu sách Giáo dục
Nghiên cứu tìm hiểu thị trường là công việc quan trọng của bất cứ nhà sản xuất kinh doanh nào để có thể cạnh tranh trên thị trường. Dự đoán thị trường sẽ đem lại cho doanh nghiệp một hướng đi xác thực và tạo ra mô hình hợp lý nhằm mở rộng phạm vi thị trường, tăng lợi nhuận và duy trì thế cạnh tranh. Nghiên cứu nhu cầu cho phép công ty tiếp nhận thêm các thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổ chức nghiên cứu nhu cầu chính xác là điều kiện để thúc đẩy thành công của các doanh nghiệp bởi qua đó họ sẽ nắm bắt được số lượng hàng hóa, chủng loại mặt hàng, biết được khách hàng có nhu cầu về loại hàng hóa nào, hàng hóa nào khó tiêu thụ và cần biện pháp nào để kích thích tính tiêu thụ. Đồng thời qua đó dự đoán nhu cầu trong tương lai. Từ đó công ty lên kế hoạch hợp lý bám sát nhu cầu đảm bảo hàng hóa khai thác sẽ tiêu thụ hết, giảm tối đa lượng hàng tồn kho. Do vậy nghiên cứu nhu cầu là việc làm đầu tiên của mỗi quá trình kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Để nắm bắt được nhu cầu trên thị trường một cách chính xác thực hiện tốt mục tiêu phục vụ “ đúng lúc, đúng người, đúng việc và đúng nhiệm vụ” công ty đã sử dụng chủ yếu 2 phương thức sau:
Dựa vào số liệu thu thập được
Theo số lượng học sinh các cấp: Số lượng học sinh phổ thông là căn cứ rất quan trọng để dự tính nhu cầu bởi đây là nhóm đối tượng sử dụng sách
giáo dục chiếm phần đông đảo nhất. Những năm gần đây số lượng học sinh phổ thông trên địa bàn các tỉnh có sự biến động hơn và số lượng học sinh năm sau thường cao hơn năm trước.
Theo ước tính năm 2011 trên toàn thành phố Hà Nội cũng đã có khoảng 1.444 trường tiểu học và phổ thông với khoảng 990.166 học sinh. Trong đó, có 677 trường tiểu học với 448,430 học sinh. Trung học cơ sở là 581 trường và 325,360 học sinh. Trung học phổ thông là 186 trường với 216, 376 học sinh. Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề. Trên thành phố hiện nay có khoảng 50 trường đại học, cao đẳng với hơn 10,000 giảng viên và 183,130 sinh viên tập trung ở nội thành. Hơn 50 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với 860 giáo viên và 13,240 học sinh. Hiện nay nền giáo dục đang phát triển về chất lượng, số lượng, hình thức và nội dung đào tạo. Thực hiện chính sách đa dạng hóa các loại hình đào tạo mở thêm nhiều trường điểm, trường chất lượng cao, mô hình các trường dân lập, bán trú,.. Dựa vào những số liệu thu thập được công ty đã tiến hành nghiên cứu điều kiện thực tế và những biến động có thể xẩy ra và đưa ra những dự báo nhu cầu của học sinh các cấp và sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Theo số lượng sách thực tế đã phát hành năm trước: Đây là một căn cứ quan trọng để công ty xác định nhu cầu sách giáo dục, đặc biệt là sách giáo khoa. Doanh nghiệp trên cơ cấu cụ thể về số lượng sách giáo dục đã phát hành năm trước cộng với xu hướng phát triển giáo dục trong năm nay để có những dự báo nhu cầu sách giáo dục trong năm tới. Theo cách này công ty có thể vận dụng kết quả kinh doanh và kinh nghiệm thực tế của năm trước để xác định nhu cầu. Cách làm này không mất thời gian, đỡ tốn kém mà đem lại hiệu quả cao. Đồng thời để xác định nhu cầu công ty đã có sự kết hợp giữa dự báo nhu cầu và hướng tăng trưởng của năm kế hoach bởi lẽ nhu cầu luôn luôn có sự biến động.
Theo số lượng tồn kho năm trước: Sách giáo dục tồn kho là một nguyên nhân gây ứ đọng vốn, thậm chí số lượng sách sẽ phải hủy bỏ hoặc thanh lý khi có sự thay đổi, chỉnh lý sách giáo dục. Riêng đối với sách giáo dục của chương trình phổ thông những năm trước nếu nội dung không thay đổi mà chỉ tái bản thì đương nhiên sẽ dẫn đến những biến động mà công ty cần phải tính tới. Bảng số liệu tồn kho của khối của hàng trong các năm như sau:
Bảng 2.1: Danh mục sách tồn năm 2009, 2010, 2011
NĂM Số Lượng (bản) Thành tiền (triệu đồng)
Năm 2008 3,977 81,784,50
Năm 2009 3,319 60,545,900
Năm 2010 2,646 55,577,900
Năm 2011 1,440 29,532,200
Tổng cộng 11,382 145,656,000
( Nguồn : Báo cáo tồn kho khối cửa hàng năm 2008, 2009, 2010, 2011)
Qua bảng biểu ta thấy được số lượng sách tồn đã giảm đi theo các năm. Năm 2011 số lượng sách tồn kho chỉ còn lại 1,440 bản giảm 3 lần so với năm 2008, 2009. Năm 2010 số lượng sách tồn kho vẫn còn khá cao 2,646 bản, đến năm 2011 thì số lượng đó đã giảm gần một nửa. Dựa vào số lượng sách tồn qua các năm công ty đã có những kế hoạch khai thác hợp lí và ổn định mức tồn kho nhằm đảm bảo cho việc dự trữ hàng hóa. Công ty thường có kế hoạch dự trữ nên việc tồn kho có thể xảy ra từ 5 đến 10% để gối vụ cho năm sau. Vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu cần nắm được lượng sách tồn kho của công ty cũng như các của hàng và đại lý.
Bằng phương pháp tại văn phòng Công ty cũng đã tiến hành nghiên cứu dựa theo số lượng đặt hàng của khách hàng của khách hàng là các đại lý và các tổ chức cá nhân để xác định nhu cầu của khách hàng.
hành nghiên cứu nhu cầu của họ tại hiện trường bằng các hình thức như: Tiếp thị chào hỏi, phỏng vấn tại nhu cầu của khách hàng.
Theo hình thức tiếp thị chào hỏi thì hàng tháng hoặc hàng quý hay khi ra đầu sách mới công ty thường gửi danh mục sách đến hệ thống các thư viện trường học, bạn hàng lâu năm, các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học trên khắp các tỉnh thành. Vừa là để quảng cáo các loại sách mà công ty có, vừa là để xác định nhu cầu về loại sách này. Các đơn vị này sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định chủng loại hàng hóa đặt mua, số lượng mua sao cho phù hợp. Qua những lần như vậy công ty biết được những nơi đó có nhu cầu về mặt hàng nào mà chuẩn bị đáp ứng một cách nhanh nhất và tốt nhất.
Công ty cũng thường xuyên cử các đoàn cán bộ đi chào hàng ở các công ty, trường học,...như Đại học sư phạm TW1, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Nông Nghiệp 1,...trực tiếp làm việc với họ, lắng nghe những ý kiến đánh giá, tâm tư nguyện vọng của họ. Chính những đợt khảo sát thực tế này giúp công ty nắm được tình hình thị trường, sau đó công ty dựa vào kết quả nghiên cứu này để tiến hành đặt sách với nhà xuất bản giáo dục và các nhà khai thác.
Theo hình thức phỏng vần và điều tra: Phương pháp này được áp dụng thường xuyên tại hệ thống cửa hàng của công ty. Phương pháp này chủ yếu là thu thập thông tin từ sự quan sát của người bán hàng hoặc các câu hỏi phỏng vấn của cán bộ điều tra với khách hàng trong cửa hàng tại phạm vi nghiên cứu nhất định. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ quan sát hành vi mua của khách hàng nhằm trả lời các câu hỏi sau: khách hàng quan tâm đến chủ yếu loại sách nào? Có loại sách nào họ có nhu cầu mà cửa hàng chưa đáp ứng được? phần trăm quyết định mua ngay? Phần trăm còn do dự?... Từ những thống kê loại sách bán chạy nhân viên bán hàng có thể đưa ra được danh sách loại sách nào cần tái bản, khai thác thêm, loại sách nào thôi không khai thác, tái bản nữa. Những cuốn sách bán chạy có thể kể tên như: Bài tập toán cuối tuần lớp 3-
lớp 4 - lớp 5 , Các dạng toán và phương pháp giải toán 6, Nâng cao và phát triển toán 9, Bài tập trắc nghiệm văn 6, Tư liệu ngữ văn 7,...
Ngoài ra công ty còn cử cán bộ nghiệp vụ phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại điểm mua hàng. Các câu hỏi chuẩn bị kỹ, ngắn gọn để phỏng vấn khách hàng. Phương pháp này giúp gắn kết doanh nghiệp với người mua, từ sự hiểu lẫn nhau đến hợp tác lâu dài và bền vững.