- Công ty nằm trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa là nơi có nguồn nguyên liệu thủy sản
4 Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (triệu USD)
2.670 2.840 3.110 3.480 4.000 13.260 49,81 10,63 5 Tổng lượng hàng hoá xuất khẩu (Tấn) 539.315 578.655 637.430 718.615 831.210 3.305.225 54,12 11,42 6 Tôm đông lạnh (Tấn) 610.990 171.890 189.590 214.815 250.000 1.437.285 55,29 11,63 7 Cá đông lạnh (Tấn) 250.615 227.710 318.040 373.275 450.000 1.619.640 79,56 15,76 BẢNG 41: ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ NHỮNG NĂM TƠI Năm 2010 Năm 2015 Mặt hàng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Tôm 1.100 7,29 15.200 34,86 Cá 1.200 7,95 12.800 29,36 Mực đông lạnh 4.300 28,48 5.200 11,93 Mực 3.500 23,18 4.300 9,86 Cua, ghẹ đông lạnh 4.500 29,80 5.500 12,61 Thuỷ sản khác 500 3,30 600 1,38 Tổng cộng 15.100 100,00 43.600 100,00
Qua các bảng số liệu trên ta thấy được xu hướng xuất khẩu của mặt hàng thủy sản của nước ta nói chung cũng như của Tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Công ty có thể căn cứ vào các chỉ tiêu này để định hướng các mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cho Công ty trong thời gian tới. Trong đó ta thấy, mặt hàng Tôm vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của Công ty, vì vậy, Công ty cần cố gắng phát huy lợi thế này, đồng thời phát triển một số mặt hàng khác để nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
3. Lợi ích của việc thực hiện biện pháp
Hoạt động thu mua nguyên liệu và hoạt động tiêu thụ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu, và ngược lại. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, nghĩa là, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhiều, tiêu thụ hết, sẽ kéo theo việc gia tăng sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó. Để có thể tiến hành sản xuất được, đòi hỏi cần phải có nguyên liệu. Chính vì vậy, công tác thu mua nguyên liệu cũng sẽ được đẩy mạnh để phục vụ nhu cầu sản xuất.
Thực hiện tốt biện pháp trên là làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, hiệu quả hơn. Do dó mà nó góp phần đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu của công ty.
Có thể nói đây là một biện pháp thiết thực nhất để giải quyết cho thực trạng của Công ty trong vấn đề nguyên liệu hiện nay. Để thực hiện được biện pháp này, Công ty sẽ phải đầu tư một lượng vốn ban đầu để nâng cấp máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho công nhân sản xuất… để có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Bù lại Công ty sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong thời gian dài, từ đó thúc đẩy được công tác thu mua nguyên liệu.
KIẾN NGHỊ
Ø Đối với Công ty:
Ngoài những biện pháp đã đưa ra ở phần trước, xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Tăng cường nâng cao trình độ công nghệ và trình độ tay nghề cho công nhân viên để sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mặt hàng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm.
- Trên cơ sở những địa bàn thu mua sẵn có, Công ty nên mở rộng thêm địa bàn thu mua nguyên liệu nhằm chủ động hơn trong việc thu mua nguyên liệu cung cấp cho sản xuất. Ngoài ra, Công ty cần tăng cường quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu trong tỉnh để giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản nguyên liệu.
- Công ty có chính sách giá linh hoạt hơn để cho các cán bộ thu mua có thể chủ động hơn trong việc định giá thu mua nguyên liệu, đồng thời phát huy được khả năng nhạy bén của họ.
- Vì mặt hàng chủ yếu của Công ty là tôm sú nên Công ty cần có các chính sách hỗ trợ đối với các vùng, hộ nuôi tôm để tạo thêm nguồn cung cấp cho doanh nghiệp
- Công ty cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ thu mua, có những người am hiểu về thị trường nguyên liệu để giúp cho công tác thu mua đạt hiệu quả hơn.
Ø Đối với Nhà nước, Ngành:
Nhà nước cần quan tâm hơn đến ngành thủy sản thông qua việc ban hành các chính sách, luật điều chỉnh hỗ trợ cho ngành.
- Nhà nước cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, có chính sách hỗ trợ đối với các hộ nuôi cũng như hướng dẫn cho họ phương pháp nuôi sạch và an toàn.
- Xác định các khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ những loài quý hiếm, loài có nguy cơ tiệt chủng. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, quy hoạch cơ cấu ngành nghề khai thác ở vùng nước ven bờ. Di giống, nhập giống mới để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nghiêm cấm các hành vi khai thác sử dụng các chất hủy diệt và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc để ngăn cấm những hành vi cố tình làm trái pháp luật.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, giữ gìn sự trong sạch của môi trường, phòng chống ô nhiễm dầu mỏ, chất thải công nghiệp.
- Bộ Thủy Sản cần có các chương trình đầu tư phục vụ nuôi trồng thủy sản một cách bền vững; tổ chức triển khai nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật nuôi tiên tiến phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa bàn. Nghiên cứu các giải pháp xử lý triệt để chất thải phát sinh trong quá trình nuôi và sau thu hoạch.
- Phần lớn các doanh nghiệp đều phải vay vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp mình. Vì vậy, phía Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi vay vốn, giảm bớt những thủ tục phức tạp.
KẾT LUẬN
Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới, mỗi doanh nghiệp cần có những bước đi cho riêng mình, để có thể nắm bắt những cơ hội và né tránh những nguy cơ, đưa doanh nghiệp mình đứng vững trên thương trường. Để làm được điều đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, sự khan hiếm nguyên liệu thủy sản đã và đang gây nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, trong đó có Công ty TNHH Long Shin. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và vươn lên phát triển, Công ty cần có những giải pháp thiết thực cho vấn đề này.
Qua phân tích thực trạng công tác thu mua nguyên liệu của Công ty , chúng ta càng nhận thấy tầm quan trọng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nếu thiếu nguyên liệu thì quá trình sản xuất không thể diễn ra được. Vì vậy mà vai trò của công tác thu mua nguyên liệu thủy sản trong các doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn. Bởi hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất khác như: vốn, lao động, máy móc thiết bị,… Có thể nói, hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu sẽ tạo nên hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng cụ thể của Công ty, tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty.
Tôi mong rằng qua cuốn đồ án này, Công ty sẽ có thêm tài liệu cho việc hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu của Công ty trong thời gian tới. Các bạn sinh viên khóa sau có thể tiếp tục phân tích sâu hơn sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Long Shin, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị tại Công ty và kiến thức của bản thân, tôi đã hoàn thành cuốn đồ án này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và trình độ bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn thị Cẩm Giang