Sơ đồ 6: Phương thức thu mua nguyên liệu tai Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 78)

- Phương thức vận chuyển, bảo quản: khi mua nguyên liệu bên ngoài Công ty sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh hoặc bảo quản bằng đá.

Sơ đồ 6: Phương thức thu mua nguyên liệu tai Công ty

Đối với Công ty thì phương thức thu mua chủ yếu là qua đại lý, nậu, vựa. Đối với các đại lý này Công ty đã tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững.

Như vậy, ta thấy việc Công ty thu mua theo hai hình thức này là tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh các phương thức thu mua này, Công ty chưa thực hiện việc liên kết với các cơ sở khai thác, nuôi trồng. Vì vậy, Công ty cần quan tâm xem xét vấn đề này để có thể giúp cho Công ty thu mua được nguồn nguyên liệu đầy đủ hơn.

Ngoài ra Công ty cũng có nhập khẩu một số nguyên liệu, chủ yếu từ Đài Loan. Tuy nhiên số lượng nguyên liệu nhập khẩu không đáng kể và chỉ khi loại nguyên liệu đó trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hay giá cả thấp hơn thì Công ty mới nhập khẩu nguyên liệu.

Bảng 30: Tình hình thu mua nguyên liệu theo phương thức thu mua của Công ty

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Phương thức Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%)

Mua qua nậu 1.983.752,83 91,39 2.295.795,42 90,20 2.444.485,10 71,38 Mua ngoài 186.942,54 8,61 249.419,65 9,80 980.008,30 28,62 Tổng 2.170.695,37 100,00 2.545.215,07 100,00 3.424.493,40 100,00 Qua phân tích ta thấy, sản lượng nguyên liệu thu mua qua nậu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nguyên liệu thu mua qua các năm tại Công ty, cụ thể : năm 2003 là 91,39%, năm 2004 là 90,20%, và năm 2005 là 71,38%. Điều này cho thấy, thu mua nguyên liệu qua nậu là phương thức chủ yếu của Công ty. Tuy nhiên có thể thấy là tỷ trọng này giảm qua các năm, chứng tỏ tỷ trọng sản lượng nguyên liệu mua ngoài tăng lên qua các năm, đặc biệt năm 2005, tỷ trọng nguyên liệu mua ngoài là 28,62%, cho thấy Công ty đã có sự quan tâm hơn các nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng nguyên liệu thu mua từ nguồn nuôi trồng còn hạn chế.

2.2.3.3. Mạng lưới thu mua nguyên liệu :

Do nguồn nguyên liệu thủy sản có đặc thù riêng là phân bố rộng, đa dạng và phong phú về chủng loại, kích cỡ,..., tính mau hư hỏng của nguyên liệu làm giảm giá trị của sản phẩm. Do đó để thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu, ngoài việc bố trí nhân viên thu mua có trình độ, kinh nghiệm thì cần có một mạng lưới thu mua rộng khắp các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào để thu mua được nguyên liệu đảm bảo số lượng và chất lượng theo nhu cầu.

Địa bàn thu mua nguyên liệu của Công ty cũng khá rộng, trải dài khắp các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Địa bàn thu mua của Công ty gồm : Quảng Bình, Quảng Trị,

Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Nha Trang, Phan Rang, Phan Rí, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh. Việc phân bố địa bàn thu mua rộng khắp như vậy nhằm khắc phục tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản. Ở mỗi vùng, Công ty đều bố trí nhân viên thu mua để tiện cho việc nắm bắt những thông tin về nguồn nguyên liệu và tiến hành thu mua phục vụ theo nhu cầu của sản xuất. Thông thường, các nhân viên thu mua chỉ lưu lại mỗi địa bàn vào mùa vụ nguyên liệu thủy sản ở địa bàn đó để thu mua (thường khoảng 10 – 15 ngày), sau đó sẽ trở về Công ty chứ không cố định tại từng vùng nguyên liệu. Công ty có một trạm cố định đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu tại đó và các vùng nguyên liệu phía nam như Bạc Liêu, Sóc Trăng,...

Sơ đồ mạng lưới thu mua nguyên liệu của Công ty như sau :

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)