Bảng 22: MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN GIÁ TRỊ CAO ỞN ƯỚC TA

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 64)

- Phương thức vận chuyển, bảo quản: khi mua nguyên liệu bên ngoài Công ty sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh hoặc bảo quản bằng đá.

Bảng 22: MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN GIÁ TRỊ CAO ỞN ƯỚC TA

Loài Vùng phân bố

Cá: Chuồn, Nục, Hồng, Thu, Ngừ Nam Trung bộ

Tôm: Sú, Bạc, Thẻ Vũng Tàu, Rạch Giá

Tôm Hùm đỏ, Hùm sỏi, mực Thẻ Biển Miền trung

Mực ống Trung Hoa Ninh Thuận, Bình Thuận

Mực lá, mực ống ngắn, mực nang Vân hồ Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà Ngao dầu, ngao Vân Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre

Sò huyết Minh Hải, Thanh hóa, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận

Sò Onti Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận

Oc mỏ vịt Vùng biển Tây Nam bộ

Oc gai, ốc hương Vũng Tàu

Bào ngư Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa

Vẹm mỏ xanh Hải Phòng, Khánh Hòa, Thanh Hóa

Điệp tròn, Điệp răng lược Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận

Biết được tình hình phân bố nguồn lợi thủy sản ở các vùng, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu thu mua.

Nguồn lợi thủy sản ven biển Miền Trung được đánh giá như sau:

- Nguồn lợi mực: theo thống kê có khoảng 20 loài mực có giá trị xuất khẩu, trong đó, mực nang và mực ống có giá trị kinh tế cao, mực ống, mực thẻ, mực lá là ngững loại có sản lượng cao. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 2700 đến 3000 tấn.

- Nguồn lợi tôm: có 50 loài thuộc 6 họ tôm: tôm thẻ, tôm rồng, tôm vỏ, tôm gai. - Nguồn lợ cá biển: có ít nhất 600 loài có giá trị kinh tế cao, khoảng 30 đến 40 loài có khả năng khai thác khoảng 224.000 tấn/ năm, tập trung ở độ sâu 50 đến 100m nước. Khánh Hòa có 655km bờ biển và đường bờ ven đảo, 2.658 km2 đầm, vịnh, đất ngập mặn, với tổng diện tích khai thác có hiệu quả là 2 triệu ha.

Biển Khánh Hòa có nhiều vịnh kín gió như: Nha Phu, Văn Phong, Đại Lãnh, Cam Ranh. Thủy triều với các dòng hải lưu hoạt động quanh năm và thay đổi theo mùa tạo nên những dòng nước hội tụ phân kỳ. Ơ những nơi này tạo thành nguồn thức ăn cho các đàn cá tập trung với mật độ lớn.

Nguồn lợi thủy sản theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu biển Nha Trang và phục vụ nguồn lợi khai thác thuộc Bộ thủy sản thì trữ lượng khoảng 92.000 tấn đến 100.000 tấn / năm. Chính vì vậy, hiện nay ngành khai thác thủy sản của Khánh Hòa rất phát triển.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành chế biến thủy sản nói chung và Công ty TNHH Long Shin nói riêng.

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách có hiệu quả. Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn hơn 21.000ha. Hiện nay nuôi trồng chủ yếu là các loại tôm: Tôm hùm, tôm sú, tôm giống, tôm thịt. Đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho ngành chế biến.

b. Nguồn nuôi trồng thủy sản:

Ngoài nguồn nguyên liệu tự nhiên thì một nguồn nguyên liệu đáng kể được cung cấp từ nuôi trồng thủy sản. Điều kiện tỉnh Khánh Hòa rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1989 trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã được chú trọng. Đây là một hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo nguồn lợi, giải quyết nhu cầu thực phẩm cho con người và cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến.

Trước tình hình nguồn thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, đánh bắt xa bờ đầu tư lớn, chi phí cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, những năm gần đây, ngành Thủy sản Khánh Hòa đã chuyển mạnh hướng sang đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Xu hướng hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất vẫn là nuôi Tôm, diện tích sử dụng mặt nước lợ ngày càng gia tăng.

Khánh Hòa có đường bờ biển dài, rất thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, người dân Khánh Hòa từ lâu nay đã quen với nghề biển, do vậy mà diện tích nuôi các loại thủy sản nước ngọt chưa được quan tâm mở rộng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)