Đánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 89)

- Phương thức vận chuyển, bảo quản: khi mua nguyên liệu bên ngoài Công ty sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh hoặc bảo quản bằng đá.

Bảng 34: Bảng đơn giám ột số loại nguyên liệu thu mua của Công ty tháng 12 năm

2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty

2.2.4.1. Kết quả công tác thu mua nguyên liệu

Trong những năm qua, mặc dù công tác thu mua nguyên liệu của Công ty không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn, hạn chế, song hoạt động này đã phần nào mang lại những đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để có thể đánh giá chính xác về hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty, chúng ta cần xem xét những kết quả công tác này đạt được trong những năm qua.

Bảng 36 : TÌNH HÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU THEO CHỦNG LOẠI GIAI ĐOẠN 2003 – 2005 ĐVT : KG Loại nguyên liệu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Mực lá 37,89 Mực nang 1.080,24 9.475,25 Mực ống 5.360,90 12.965,10 Mực khác 935,90 1.920,00 Tổng mực 935,90 6.479,03 24.360,35 Cá sơn thóc 265,00 197,00 1,10 Cá hố 730,00 5.220,50 Cá đổng 5.431,54 365,10 8.585,30 Cá trầm bì 193,70 Cá đỏ củ 85,00 221,50 Cá sơn la 806,50 Cá gáy 183,20 49,00 Cá bò đại dương 2.764,00 2,10 Cá dũa 315,50 52,10 Cá thu 10.365,70 7.531,80 13.181,60 Cá mú 48,01 1.608,30 Cá khác 56.148,80 7.496,15 412.943,15 Tổng cá 72.211,04 20.715,96 441.864,65 Tôm hùm 6.235,32 7.252,95 2.095,75 Tôm thẻ 617,40 Tôm sú 1.758.079,11 2.057.900,70 2.405.779,50 Tôm dăm 195,50 452,50 10.008,20 Tổng tôm 1.764.509,93 2.066.223,55 2.417.883,45 Tổng ghẹ 41.167,50 60.755,33 40.070,15 Loại khác (ốc, sò, điệp,…) 291.871,00 393.771,00 600.014,90 Tổng nguyên liệu 2.170.695,37 2.547.944,87 3.426.305,50

Nhận xét : qua bảng ta thấy, các chủng loại nguyên liệu được thu mua qua 3 năm có nhiều biến động. Chủng loại nguyên liệu thu mua khá phong phú với nhiều loại nguyên liệu nhưcác loại tôm như tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, tôm dăm; và các loại mực, cá, ghẹ,…Năm 2003, nguyên liệu thu mua chủ yếu của Công ty là các loại tôm sú, tôm hùm, …, chủng loại cá rất ít, chỉ tập trung một vài loài như cá thu, cá sơn thóc, cá đổng. Thế nhưng, sang năm 2004, sản lượng cá thu mua tăng lên với nhiều chủng loại phong phú như cá hố, cá trầm bì, cá gáy, cá dũa, cá mú,…Có thể thấy, năm 2004 là năm có chủng loại nguyên liệu thu mua phong phú nhất. Tuy nhiên, trong thành phần nguyên liệu thu mua của Công ty thì tôm vẫn là mặt hàng chính và chiếm một tỷ trọng đáng kể. Nhìn chung, sản lượng nguyên liệu thu mua tăng lên qua các năm. Đây là một nỗ lực rất đáng khích lệ của công tác thu mua của Công ty, nhất là trong tình trạng khó khăn về nguyên liệu như hiện nay. Để có thể thấy rõ tình hình thu mua từng loại nguyên liệu, ta có bảng phân tích cơ cấu các loại nguyên liệu như sau:

Bảng 37: CƠ CẤU NGUYÊN LIỆU THU MUA THEO SẢN LƯỢNG

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Loại nguyên liệu Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Tôm 1.764.509,93 81,29 2.066.223,55 81,09 2.417.883,45 70,57 Cá 72.211,04 3,33 20.715,96 0,81 441.864,65 12,90 Ghẹ 41.167,50 1,90 60.755,33 2,38 40.070,15 1,17 Mực 935,90 0,04 6.479,03 0,25 24.360,35 0,71 Loại khác 291.871,00 13,45 393.771,00 15,45 600.014,90 17,51 Tổng 2.170.695,37 100,00 2.547.944,87 100,00 3.426.305,50 100,00 Nhận xét: qua bảng ta thấy:

Năm 2003, tổng sản lượng nguyên liệu thu mua là 2.170.695,37 kg, trong đó : + Sản lượng nguyên liệu tôm là 1.764.509,93 kg, chiếm tỷ trọng 81,29 %. + Sản lượng nguyên liệu cá là 72.211,04 kg, chiếm tỷ trọng 3,33 %. + Sản lượng ghẹ là 41.167,50 kg, chiếm tỷ trọng 1,90 %.

+ Sản lượng mực là 935,90 kg, chiếm tỷ trọng 0,04%. + Các loại khác chiếm tỷ trọng 13,45 %.

+ Sản lượng nguyên liệu tôm là 2.066.223,55 kg, chiếm tỷ trọng 81,09 %, giảm 0,2 đơn vị so với năm 2003.

+ Sản lượng nguyên liệu cá là 20.715,96 kg, chiếm tỷ trọng 0,81 % .Năm 2004, sản lượng cá giảm xuống đáng kể, do Công ty giảm sản xuất các mặt hàng cá.

+ Sản lượng ghẹ là 60.755,33 kg, chiếm tỷ trọng 2,38 %. + Sản lượng mực là 6.479,03 kg, chiếm tỷ trọng 0,25%. + Các loại khác chiếm tỷ trọng 15,45 %.

Đến năm 2005, tổng sản lượng nguyên liệu thu mua là 3.426.305,50 kg, trong đó : + Sản lượng nguyên liệu tôm là 2.417.883,45 kg, mặc dù sản lượng thu mua có tăng lên so với năm 2004, nhưng tỷ trọng tôm trong tổng nguyên liệu lại giảm xuống dáng kể, chỉ còn 70,57 %, giảm 10,52 đơn vị so với năm 2004.

+ Sản lượng nguyên liệu cá thu mua tăng vọt lên 441.864,65 kg, chiếm tỷ trọng 12,90%. Điều này chứng tỏ trong năm 2005, Công ty gia tăng sản xuất các mặt hàng cá.

+ Sản lượng ghẹ là 40.070,15 kg, chiếm tỷ trọng 1,17 %. + Sản lượng mực là 24.360,35 kg, chiếm tỷ trọng 0,71%. + Các loại khác chiếm tỷ trọng 17,51 %.

Như vậy, trong cơ cấu nguyên liệu thu mua của Công ty qua ba năm thì Tôm vẫn là loại nguyên liệu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng sản lượng nguyên liệu thu mua của Công ty.

Về mặt giá trị nguyên liệu thu mua, ta có cơ cấu các loại nguyên liệu như sau :

Bảng 38: CƠ CẤU NGUYÊN LIỆU THU MUA VỀ MẶT GIÁ TRỊ

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Loại nguyên liệu Giá trị (Đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Đồng) Tỷ trọng (%) Tôm 89.718.505.411 95,71 101.008.764.051 97,31 124.293.976.380 96,38 Cá 3.235.156.256 3,45 473.669.360 0,46 1.547.506.499 1,20 Ghẹ 685.562.700 0,73 1.221.309.900 1,18 766.886.100 0,59 Mực 19.981.000 0,02 162.517.020 0,16 470.945.980 0,37 Loại khác 78.650.430 0,08 938.343.660 0,90 1.885.660.976 1,46 Tổng 93.737.855.797 100,00 103.804.603.991 100,00 128.964.975.935 100,00

Nhận xét:

Qua bảng ta thấy, tổng giá trị nguyên liệu thu mua tăng lên qua các năm, tỷ trọng giá trị các loại nguyên liệu có sự thay đổi qua các năm.

Năm 2003, tổng giá trị nguyên liệu là 93.737.855.797 đồng, trong đó:

+ Giá trị nguyên liệu tôm là 89.718.505.411 đồng, chiếm 95,71% tổng giá trị nguyên liệu thu mua.

+ Giá trị nguyên liệu cá là 3.235.156.256 đồng, chiếm tỷ trọng 3,45 %. + Giá trị nguyên liệu ghẹ là 685.562.700 đồng, chiếm tỷ trọng 0,73 %. + Giá trị nguyên liệu mực là 19.981.000 đồng, chiếm tỷ trọng 0,02 %. + Các loại khác có giá trị 78.650.430 đồng, chiếm tỷ trọng 0,08 %.

Năm 2004, tổng giá trị nguyên liệu là 103.804.603.991 đồng, tăng 10.066.748.194 đồng so với năm 2003, trong đó:

+ Giá trị nguyên liệu tôm là 101.008.764.051 đồng, chiếm 97,31% tổng giá trị nguyên liệu thu mua, tăng 1,6 đơn vị so với năm 2003.

+ Giá trị nguyên liệu cá là 473.669.360 đồng, chiếm tỷ trọng 0,46 %, cho thấy nguyên liệu cá đã giảm một lượng đáng kể về mặt giá trị.

+ Giá trị nguyên liệu ghẹ là 1.221.309.900 đồng, chiếm tỷ trọng 1,18 %. + Giá trị nguyên liệu mực là 162.517.020 đồng, chiếm tỷ trọng 0,16 %.

+ Các loại khác tăng lên làm cho giá trị của chúng cũng tăng lên đến 938.343.660 đồng, chiếm tỷ trọng 0,90 %.

Năm 2005, tổng giá trị nguyên liệu là 128.964.975.935 đồng, trong đó:

+ Giá trị nguyên liệu tôm là 124.293.976.380 đồng, chiếm 96,38% tổng giá trị nguyên liệu thu mua.

+ Giá trị nguyên liệu cá là 1.547.506.499 đồng, chiếm tỷ trọng 1,20 %. + Giá trị nguyên liệu ghẹ là 766.886.100 đồng, chiếm tỷ trọng 0,59 %. + Giá trị nguyên liệu mực là 470.945.980 đồng, chiếm tỷ trọng 0,37 %. + Các loại khác có giá trị 1.885.660.976 đồng, chiếm tỷ trọng 1,46 %.

Bảng 39: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003 – 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 +/- % +/- % DT từ BH & CCDV Đồng 134.948.507.202 150.138.387.468 182.263.014.854 15.189.880.266 11,26 32.124.627.386 21,40 LN từ BH & CCDV Đồng 7.642.174.190 7.756.415.214 7.154.532.968 114.241.024 1,49 -601.882.246 -7,76 Tổng chi phí sx Đồng 98.526.096.195 123.546.142.597 156.189.142.745 25.020.046.402 25,39 32.643.000.148 26,42 Tổng chi phí thu mua NL Đồng 93.737.855.797 103.804.603.991 128.964.975.935 10.066.748.194 10,74 25.160.371.944 24,24

Tỷ suất DT/CPTMNL 1,440 1,446 1,413 0,006 0,47 -0,033 -2,29

Tỷ suất LN/CPTMNL 0,082 0,075 0,055 -0,007 -8,35 -0,019 -25,76

Nhận xét:

· Tỷ suất doanh thu trên chi phí thu mua nguyên liệu:

Nghĩa là: trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2003, tỷ suất này là 1,440; năm 2004 là 1,446, tăng lên 0,006 đơn vị, tương đương tăng 0,47 % so với năm 2004; và năm 2005 tỷ suất này là 1,413, giảm 0,033 đơn vị, tương đương giảm 2,29 % so với năm 2004. Điều này cho thấy, năm 2004 là năm có tỷ suất DT/CPTMNL cao nhất.

· Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thu mua nguyên liệu:

Nghĩa là : trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2003, tỷ suất LN/ CPTMNL là 0,082; năm 2004,tỷ suất này là 0,075 và năm 2005 là 0,055. Ta thấy, tỷ suất này giảm dần qua các năm, năm 2005 giảm 0,019 lần, tương đương giảm 25,76 % so với năm 2004, cho thấy năm 2003, tỷ suất LN/ CPTMNL là cao nhất.

· Tỷ suất chi phí thu mua nguyên liệu trên tổng chi phí sản xuất:

Tỷ suất này có nghĩa là: trong một kỳ kinh doanh, bình quân trong 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng là chi phí thu mua nguyên liệu.

Năm 2003, tỷ suất CPTMNL/ TCPSX là 0,951, năm 2004, tỷ suất này là 0,840 và năm 2005 là 0,826. Điều này cho thấy, trong 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thì có từ 0,8 – 0,9 đồng là chi phí bỏ ra cho công tác thu mua nguyên liệu. Ta thấy, chi phí thu mua nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, do đó nó cũng chiếm một tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Việc tăng hiệu quả công tác thu mua có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, ta cũng dễ thấy rằng, tỷ suất này giảm dần qua các năm, năm 2005, tỷ suất này giảm đi 0,015 lần, tương đương giảm 1,73 % so với năm 2004.

Mặc khác, khi xem xét trong mối tương quan giữa các tỷ suất trên, ta thấy rằng: chi phí bỏ ra cho công tác thu mua nguyên liệu khá cao, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận mang lại còn khiêm tốn. Điều này có nghĩa là công tác thu mua chưa thực sự mang lại những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần có hướng khắc phục cũng như tìm kiếm biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu.

Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả dựa theo các tỷ suất chỉ mang tính tương đối, do đây là các chỉ tiêu tổng quát. Vì vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu, ta đi phân tích cụ thể một chỉ tiêu tỷ suất để xác định rõ sự tác động của từng nhân tố đến hiệu quả công tác thu mua. Do thời gian nghiên cứu không cho phép nên ở đây chỉ phân tích cụ thể tỷ suất DT/ CPTMNL đối với mặt hàng Tôm, loại nguyên liệu chính của Công ty, mà cụ thể là Tôm sú nguyên con đông lạnh.

Ta có:

Doanh thu BH & CCDV Tỷ suất DT/TCPTMNLT =

Tổng chi phí thu mua nguyên liệu

Doanh thu BH & CCDV =

CPTM của NL đã dùng cho chế biến + CPTM của NL tồn kho Do Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng, cho nên nguyên liệu thu mua được dùng vào sản xuất, chế biến hết, không có nguyên liệu tồn kho. Do đó, ta loại được nhân tố chi phí thu mua nguyên liệu tồn kho. Khi đó, công thức trên được viết lại như sau:

Doanh thu BH & CCDV Tỷ suất DT/ CPTMNLT =

CPTM của NL đã dùng cho chế biến Giá bán bình quân * Sản lượng tiêu thụ =

CPTMbq cho1kg NL * Sản lượng NL thu mua Giá bán bình quân * Sản lượng tiêu thụ =

CPTMbq cho1kg NL* SL thành phẩm * Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP Giá bán bq * Sản lượng tiêu thụ

=

CPTM bq 1 kg NL* (SLTT + TP tồn kho)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP Từ công thức trên, ta có thể thấy: các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất này gồm: giá bán bình quân, sản lượng tiêu thụ, thành phẩm tồn kho, CPTMbq 1kg nguyên liệu và mức tiêu hao nguyên liệu bình quân cho 1kg thành phẩm. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu cần được xem xét, đánh giá tác động của các yếu tố trên đến sự biến đổi của tỷ suất.

Năm 2004: 104.831,643 * 1.192.141,27 Tỷ suất DT/ TCPTMNLT = = 1,242 48.885,69 * (1.192.141,27 +581.911,06)* 1,16 Năm 2005: 104.033,546 * 1.203.925,00 Tỷ suất DT/TCPTMNLT = = 1,013 51.406,11*(1.203.925,00 +983.147,27)*1,46

Ta thấy, tỷ suất DT/CPTMNL năm 2005 giảm 0,23 đơn vị so với năm 2004. Sự biến động của tỷ suất là do sự biến động của các nhân tố gây nên. Do vậy ta đi xác định sự tác động của từng nhân tố đến sự thay đổi tỷ suất năm 2005 để làm rõ nguyên nhân.

· Tác động của nhân tố sản lượng thành phẩm tồn kho đến sự biến đổi tỷ suất: Giá bán bq 2004 * Sản lượng tiêu thụ 2004

=

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2004 + TP tồn kho2005)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2004 Giá bán bq2004 * Sản lượng tiêu thụ 2004

-

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2004 + TP tồn kho2004)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2004 104.831.643 * 1.192.141,27 = 48.885,69 * (1.192.141,27 + 983.147,27 )*1,16 104.831.643 * 1.192.141,27 - = - 0,229 48.885,69 * (1.192.141,27 + 581.911,06 )*1,16

Như vậy, lượng thành phẩm tồn kho tăng lên đã làm cho tỷ suất DT/TCPTMNL giảm 0,229 đơn vị. Lượng thành phẩm tồn kho này là những mặt hàng truyền thống của Công ty, dù không có đơn đặt hàng thì Công ty vẫn sản xuất thường xuyên. Đây là lượng hàng dữ trữ và mang tính chất sống còn đối với Công ty.

· Tác động của nhân tố sản lượng tiêu thụ đến sự biến đổi tỷ suất: Giá bán bq 2004 * Sản lượng tiêu thụ 2005

=

Giá bán bq2004 * Sản lượng tiêu thụ 2004 -

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2004 + TP tồn kho2005)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2004 104.831.643 * 1.192.141,27 = 48.885,69 * (1.192.141,27 + 983.147,27 )*1,16 104.831.643 * 1.203.925,00 - = 0,005 48.885,69 * (1.203.925,00 + 983.147,27 )*1,16

Như vậy, sản lượng tiêu thụ tăng lên đã làm cho tỷ suất DT/TCPTMNL tăng lên 0,005 đơn vị. Sản lượng tiêu thụ năm 2005 tăng so với năm 2004 là do trong năm này Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và xuất khẩu sang được nhiều thị trường hơn năm 2004..

· Tác động của nhân tố mức tiêu hao nguyên liệu đến sự biến đổi của tỷ suất Giá bán bq 2004 * Sản lượng tiêu thụ 2005

=

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2005 + TP tồn kho2005)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2005 Giá bán bq2004 * Sản lượng tiêu thụ 2005

-

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2005 + TP tồn kho2005)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2004 104.831.643 * 1.203.925,00 = 48.885,69 * (1.203.925,00 + 983.147,27 )*1,10 104.831.643 * 1.203.925,00 - = 0,055 48.885,69 * (1.203.925,00 + 581.911,06 )*1,16

Như vậy, khi mức tiêu hao nguyên liệu để làm ra 1 kg thành phẩm giảm xuống đã làm cho tỷ suất DT/TCPTMNL tăng 0,055 đơn vị. Điều này là do trong năm 2005, Công ty đã có sự cải tiến sản xuất, nâng cao tay nghề của người lao động, dẫn đến hạ thấp được mức tiêu hao bình quân cho 1kg nguyên liệu.

· Tác động của nhân tố CPTMNLbq cho 1kg nguyên liệu đến sự biến đổi của tỷ suất

Giá bán bq 2004 * Sản lượng tiêu thụ 2005 =

Giá bán bq2004 * Sản lượng tiêu thụ 2005 -

CPTM bq 1 kg NL2004* (SLTT2005 + TP tồn kho2005)* Mức tiêu hao NLbq 1 kg TP2005 104.831.643 * 1.203.925,00 = 51.406,11 * (1.203.925,00 + 983.147,27 )*1,10 104.831.643 * 1.203.925,00 - = - 0,052 48.885,69 * (1.203.925,00 + 581.911,06 )*1,10

Như vậy, CPTM bình quân 1kg nguyên liệu tăng đã làm cho tỷ suất DT/TCPTMNL giảm 0,052 đơn vị. Nguyên nhân là do sự biến động của thị trường nguyên liệu làm cho đơn giá bình quân 1 nguyên liệu tăng, và giá cả nhiên liệu (xăng,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại Công ty TNHH Long Shin (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)