Vấn đề phát triển du lịch tại các di sản

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 66)

Hoạt động du lịch, đặc biêt là phát triển du lịch văn hóa và du lịch tham quan thắng cảnh tại các di sản cần được quy hoạch và quản lý trên cơ sở các nguyên tắc về phát triển bền vững sẽ tạo được quan hệ cộng sinh giữa hoạt động du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Để một điểm di sản phát triển đem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội cần phải thực hiện tốt các yếu tố sau:

Lãnh thổ được quy hoạch phát triển khu du lịch cần có những tài nguyên du lịch đặc sắc để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Việc quy hoạch và phát triển các sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tại các di sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu thị trường đối với những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn được xem là lợi thế của từng di tích đó là du lịch tâm linh, giáo dục. Bên cạnh đó kinh nghiệm phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch tham quan cảnh quan tại các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền còn hạn chế

Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch tỉnh Hải Dương nói chung và các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền nói riêng còn hạn chế và chưa đồng bộ vì vậy sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát huy các giá trị tài nguyên, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù cấp quốc gia tại đây.

Những chính sách cụ thể tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền, đặc biệt là du lich văn hóa tâm linh, giáo dục với sự tham gia của cộng đồng còn nhiều bất cập chưa đồng bộ và hoàn chỉnh như phân chia lợi ích chưa rõ ràng giữa các bên tham gia.

Để phát triển du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền tương xứng với tiềm năng của mình cần chú ý một số vấn đề sau:

Trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn đên năm 2020” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận đến năm 2020” cần tiến hành quy hoạch cụ thể từng điểm di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương một cách khoa học trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, lưu ý đến những nội dung quy hoạch có tính chuyên ngành đặc biệt là định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, giáo dục mang tính đặc thù của từng điểm di tích có chất lượng cao và đạt hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình xác định hệ thống sản phẩm du lịch điểm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền, cần lưu ý tránh trùng lặp với những sản phẩm du lịch ở các di tích khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng và ở vùng phụ cận nói chung, đặc biệt là du lịch Yên Tử (Quảng Ninh) vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, và phát triển du lịch của các di tích.Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lich tại các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền, cần hết sức lưu ý về mối quan hệ giữa hoạt động phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực từng di tích. Cần phát hiện những tác động hiện tại và tiềm năng của các hoạt động trên đối với hoạt động du lịch để từ đó có những tác giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, đảm bảo cho phát triển du lịch một cách có hiệu quả nhất tại các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An và Văn Miếu Mao Điền.

Chúng ta đều nhận thấy các di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An và Văn Miếu Mao Điền có thể coi là một khu du lich phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa – lịch sử, cảnh quan – sinh thái vì vậy cần phải quan tâm tới vấn đề phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)