Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 82)

Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch Hải Dương nói chung và các di sản nói riêng, đòi hỏi phải nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của Hải Dương

Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Hải Dương (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của Hải Dương.

Nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ, ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ không bị xuống cấp.

Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch lễ hội của tỉnh. Trong lĩnh vực này cần có sự hợp tác và chỉ đạo chung để tránh sự trùng lặp trong thiết kế các hình thức vui chơi giải trí.

Nghiên cứu quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ ca múa nhạc dân tộc với những chương trình độc đáo mang tính nghệ thuật và dân tộc cao.

Huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp, hình thành các khu điểm du lịch chuyên đề và tổng hợp, có khả năng thu hút và cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.

Cần nhấn mạnh tới các sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sắc của Hải Dương, đó là tổ chức lễ hội hoành tráng đối với Côn Sơn – Kiếp Bạc, xây dựng các tour du lịch giáo dục về các điểm Văn Miếu Mao Điền, Chu Văn An, tổ chức dịch vụ thật tốt tại các điểm dừng chân,

những điểm du lịch có tính chất độc đáo, tổ chức khai thác triệt để những cảnh quan thiên nhiên đã có và những tác phẩm nghệ thuật mà con người tạo ra, tổ chức các hoạt động nhất là đối với giới văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa khuyến khích họ có tác động trực tiếp với du lịch Hải Dương, tổ chức nâng cao tính chất du lịch của các sản phẩm ở các làng nghề…

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)