Giải pháp phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 95)

Hoàn thành quy hoạch tổng thể để đảm bảo cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích ở giai đoạn hiện nay và tương lai được thực hiện đúng định hướng, kế hoạch, theo một lộ trình phù hợp với yêu cầu khoa học và thực tiễn. Trên cơ sở đó, từng bước đưa khu di tích Côn Sơn ,Kiếp Bạc đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền trở thành điểm thu hút khách du lịch, có khả năng bảo tồn, phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Ban QLDT phối hợp với các ban, ngành liên quan tiến hành tham mưu với UBND tỉnh xây dựng chính sách ưu đãi, thông thoáng nhằm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch. Phối hợp với các ngành chức năng; các địa phương tăng cường công tác giữ gìn tài nguyên du lịch, hạn chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Phát triển các loại hình sản phẩm du lịch của Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền.

+ Thứ nhất, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí: Cần quy hoạch trọng điểm các khu du lịch, điểm du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, đầu tư cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà nghỉ du lịch cùng các cơ sở dịch vụ như các trung tâm giải trí, các nhà hàng ẩm thực, các bãi cắm trại, khu thể thao ngoài trời, hồ câu cá…phục vụ du khách để khách có thể lưu lại những ngày cuối tuần để giải trí, thư giãn.

+ Thứ hai, du lịch tham quan di tích lịch sử lễ hội: Các điểm du lịch lễ hội truyền thống ở Côn Sơn Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn miếu

Mao Điền. Phát triển du lịch tham quan trên các tuyến sông Lục Đầu Giang đi tham quan các di tích: Đền Nhạn, chùa Vĩnh Nghiêm (sông Lục Nam); nơi diễn ra trận Vạn Kiếp (năm 1285), nơi họp Hội nghị Bình Than, bãi Nguyệt Bàn, đền Gốm, vụng Trần Xá, làng gốm Chu Đậu (sông Thái Bình); Thành Vạn, Đền Cao (An Lạc)... Cải tạo ngòi Mô, hồ Đông Hoàn thành hồ sinh thái, tổ chức tuyến du thuyền từ bến Vạn Kiếp đền Kiếp Bạc đi tham quan hệ thống các di tích lịch sử xưa kia là những căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng của căn cứ địa Vạn Kiếp như: Nghè Dím, xóm Bến, đình Thanh Tân, Thanh Tảo, khu di tích Trung Quê, di tích đền Sinh, đền Hoá…

+ Thứ ba, du lịch làng nghề, làng cổ: Quy hoạch trọng điểm những làng nghề, làng cổ trong khu vực như: làng Vạn Yên, Dược Sơn, Dinh Sơn, Trạm Điền, Thanh Tân, Thanh Tảo, Trung Quê, Chi Ngãi, Chúc Thôn... bảo tồn những phong tục tập quán, khôi phục các nghề cổ truyền như: làm gốm, đan thuyền và các diễn xướng dân gian mang tính văn hoá có giá trị khai thác du lịch. Xây dựng cơ sở dịch vụ đón tiếp du khách một cách đồng bộ như bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, khu lưu trú, khu biểu diễn sản phẩm thủ công, biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Xúc tiến hoạt động du lịch tại các di tích

+ Sản xuất các sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hoá của từng di tích để tạo thương hiệu riêng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.

+ Sản xuất các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá như tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh phục vụ tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet...

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế tại các thị trường tiềm năng như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, Nam Bộ.

+ Tổ chức các đoàn khảo sát cho các công ty lữ hành trong nước và quốc tế tới tham quan các điểm du lịch của Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờn Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền của Hải Dương.

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu di tích, điểm du lịch đã được quy hoạch. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... Xác định rõ các khu vực cần bảo tồn nguyên vẹn. Phát triển và nâng cao loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Xây dựng các điểm du lịch làng nghề, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và huy động nguồn vốn đầu tư vào phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)