Giải pháp thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 97)

Để công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền được thực hiện tốt nhất, lãnh đạo các Ban cần xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm, thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, xây dựng mạng lưới cộng đồng, tận dụng vai trò của ban thanh tra nhân dân và có các hình thức xử phạt thích đáng nhằm chấm dứt hiện tượng và hành vi gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tại khu di tích. Ngoài ra cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Thực hiện nghiêm Chỉ thị 27/CT - T.Ư, ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) và Quyết định số 308/2005/QÐ - TTg, ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Nghị định số 11/2006/NÐ - CP ngày 18/1/2006 ban hành kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng của Chính phủ; Quy chế Tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hiện tượng vi phạm theo Nghị định 56/2006/CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin. Sở

Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương có kế hoạch rút kinh nghiệm và chỉ đạo kịp thời đối với các Ban quản lý di tích trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Công tác tổ chức lễ hội phải bảo đảm tốt quy định của Nhà nước trong quản lý. Nếu có vấn đề Ban quản lý cần báo cáo ngay Sở văn hóa Thể thao và Du lịch để có giải pháp xử lý và báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo.

+ Tuyên truyền, nâng cao về nhận thức, trách nhiệm các cấp ủy Ðảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân địa phương về việc triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 27/CT- T.Ư của Bộ Chính trị, Nghị định số 11/2006/NÐ -CP và Quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ; Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các văn bản có liên quan.

+ Thường xuyên kiểm tra việc trùng tu, tôn tạo di tích.

+ Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, tránh phô trương, hình thức, khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng lành mạnh, phong phú. Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu, nạn ăn xin, nài ép khách, chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội. Phát hiện và xử lý nghiêm những hành vị lợi dụng lễ hội vi phạm nếp sống văn minh và các hành vi tiêu cực khác. Quy hoạch, quản lý và tổ chức tốt dịch vụ trong lễ hội. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực nội tự của từng di tích . Tổ chức phục vụ tốt khách tham quan tại điểm di tích và lễ hội bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn và công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương và du khách đến di tích nghiêm chỉnh chấp hành

những quy định của địa phương và Ban quản lý di tích. Thực hiện nếp sống văn minh, hạn chế việc thắp hương, đốt vàng mã trong di tích. Nghiêm cấm đốt hàng mã hiện đại (nhà lầu, xe, ngựa, đồ dùng sinh hoạt...). Có phương án bảo vệ di tích, cổ vật, tránh thất thoát, mất cắp, xâm hại.

+ Có phương án kiểm tra việc tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan như: Bói toán, xóc thẻ, tàng trữ, buôn bán, sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành; Có quy hoạch địa điểm hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân tham gia. Không quảng cáo bằng loa, đài gây tiếng ồn quá mức quy định trong di tích; Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa có thẩm quyền; Nghiêm cấm tổ chức trò chơi có tính chất đánh bạc dưới mọi hình thức; Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực di tích phải có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội.

+ Tổ chức tốt công tác bảo đảm vệ sinh môi trường việc xử lý rác thải, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại thực phẩm hàng ăn uống được bán tại di tích. Bảo đảm không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bùng phát dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 97)