Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 26)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và phía Đông Nam giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh

Tuy nhiên, cũng vì bởi nằm rất gần Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận nên Hải Dương chỉ được coi là điểm du lịch trung chuyển, ít có

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm hai phần rõ rệt là phần đồi núi và phần đồng bằng.

Một điểm đáng lưu ý của dạng địa hình đồi núi thuận lợi cho phát triển du lịch Hải Dương là hầu hết các đỉnh núi ở đây đều gắn liền với các di tích lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc…như Côn Sơn nơi mà anh hùng dân tộc Nguyến Trãi đã từng sinh sống, Kiếp Bạc gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo, Đền Cao nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu- thân phụ của Trần Hưng Đạo, đền thờ Chu Văn An…Điều đó đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn cho du khách gần xa.

2.1.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới, Hải Dương luôn nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào, có nền nhiệt tương đối cao, độ ẩm lớn. Sự phối hợp của địa hình và hoàn lưu gió mùa đông bắc, tây nam đã tạo sự phân hóa của khí hậu Hải Dương thành 2 vùng khí hậu đồng bằng và vùng khi hậu bán sơn địa.

Nhìn chung, Hải Dương có đầy đủ những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, có bốn mùa trong năm thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật và thích hợp cho hoạt động du lịch ở mức độ khác nhau.

2.1.1.4 Nguồn nước

Hệ thống sông ngòi của tỉnh có giá trị lớn về giao thông, cung cấp nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống. Đối với hoạt động du lịch, 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400km cho phép tàu thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng là điều kiện thuận lợi để Hải Dương hình thành và phát triển các tour du lịch bằng đường sông. Bên cạnh diện tích sông ngòi, Hải Dương còn có diện

tích ao, hồ, đầm khá lớn và gắn liền với các dạng địa hình đồi núi Chí Linh là các con suối nhỏ, nước chảy rì rầm quanh năm như suối Côn Sơn, suối Đá Bạc.

2.1.1.5 Sinh vật

Thực vật (rừng ): Hải Dương có hơn 10,6 nghìn ha rừng tập trung chủ yếu ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn bao gồm 1540,3 ha rừng đặc dụng, 4718,4 ha rừng phòng hộ và 4371,3 ha rừng sản xuất. Tuy nhiên có giá trị quan trọng hơn cả là thảm thực vật rừng Chí Linh với diện tích 1300ha, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám. Ngoài ra Hải Dương còn có nhiều loại cây lấy gỗ, cây dược liệu đặc biệt phong phú

Về động vật, cùng với thảm thực vật rừng phong phú, rừng tại Chí Linh còn là nơi bảo tồn nhiều loại động vật. Hệ động thực vật có nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ như: hươi, gấu ngựa, beo lửa, sóc bay, tê tê vàng. Và nhiều loài bò sát, lưỡng cứ, chim quý hiếm. Đặc biệt ở Hải Dương có làng Cò – Vạc xã Chi Lăng Nam, thuộc huyện Thanh Miện, với hàng trăm loài cò , le le, mòng két, vạc…

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 26)