Thuận lợi

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 72)

Cùng với các dự án bảo tồn di sản tại các di tích tiêu biểu của Hải Dương, hoạt động du lịch cũng ngày càng phát triển dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa của các di tích. Hiện nay lượng khách du lịch biết và đến với các di tích ngày càng đông.

Ban quản lý của các điểm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, Văn Miếu Mao Điền đã phối hợp với với các cơ quan quản lý để tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích trình các cấp có thẩm quyền để phân kỳ thực hiện. Các cuộc hội thảo khoa học được tổ chức để lấy ý kiến các nhà khoa học của tỉnh và Bộ Văn hóa - Thông tin làm căn cứ xây dựng các dự án. Đội ngũ cán bộ của các Ban cũng đã hết sức năng động, sáng tạo trong quá trình vận động để tranh thủ cao nhất sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, ngành và nhân dân thập phương nhằm tạo ra nguồn lực vật chất, tinh thần ngày một dồi dào, đa dạng, phục vụ có hiệu quả cho việc triển khai các dự án bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 3145/QĐ - UBND ngày 12 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Hải Dương “Về việc phê duyệt đề án lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2010”. Tỉnh uỷ,

UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật xây dựng chương trình chi tiết tổ chức lễ hội Kiếp Bạc - Côn Sơn. UBND tỉnh đã đầu tư phần lớn kinh phí để duy trì, tổ chức các nghi lễ, diễn xướng... truyền thống đã được hồi phục và tiếp tục phục dựng một số nghi lễ cổ truyền của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, góp phần phát triển văn hoá - du lịch của tỉnh và khu vực. Nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân ngày một cao, sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thập phương trong cả nước tham gia các nội dung hoạt động của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là điều kiện khách quan tạo không khí lễ hội sôi động.

Hiện nay, để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy bền vững giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Hải Dương, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức thực hiện và hoàn thành quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2010 - 2020.

Theo Quyết định số 920 QĐ/TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, khu di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ được quy hoạch định hướng từng bước phát triển để trở thành khu du lịch cấp Quốc gia. Quy hoạch đề ra mục tiêu bảo tồn, nghiên cứu làm phong phú thêm các giá trị văn hóa của quần thể di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam. Tạo tiền đề đề nghị công nhận quần thể di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản văn hóa thế giới. Cũng là một mục tiêu quan trọng của quy hoạch là cần làm nổi bật sự liên kết của quần thể di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc trong chuỗi lịch sử Kinh đô Việt và với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Theo quyết định của Thủ tướng, có 4 nhóm dự án nằm trong quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích này:

+ Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo di tích xác định 3 khu vực trọng tâm là: Côn Sơn, Kiếp Bạc và Phượng Hoàng.

+ Nhóm xây dựng một số các di tích mới bao gồm: Biểu tượng Thiền phái Trúc Lâm trên đỉnh núi Côn Sơn, tháp chuông trên đỉnh Ngũ Nhạc, tượng đài chiến thắng trên đỉnh núi Trán Rồng và Nhà truyền thống giáo dục tại di tích Phượng Hoàng.

+ Nhóm dự án thứ 3 là xây dựng các công trình có liên quan đến việc bảo vệ khu di tích, phục vụ lễ hội và phát triển du lịch, dịch vụ.

+ Nhóm xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: Cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông, bãi xe, bến tàu thuyền, nạo vét sông, hồ; xây dựng hệ thống điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong khu di tích.

Vốn đầu tư ước tính là khoảng 1.600 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm, ngân sách địa phương cùng với vốn thu được từ khai thác các hoạt động du lịch, vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, nguồn vốn đóng góp của nhân dân... Dự kiến phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn: 2010 - 2015 (giai đoạn 1) và 2015 - 2020 (giai đoạn 2).

Khu di tích Đền Chu Văn An đã và đang được tôn tạo nhiều hạng mục công trình bằng nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và của giao viên, học sinh nhiều tỉnh, thành trong nước công đức. Mở con đường 3 km vào di tích qua suối khe, núi đèo hiểm trở, do công sức của các tầng lớp nhân dân xã Văn An, trùng tu 8 gian Đền lớn, xây dựng nhà bia, tôn tạo lăng mộ Chu Văn An, quy hoạch tổng thể khu di tích để chuẩn bị xây dựng các công trình tiếp theo. Trước ngày khánh thành trùng tu, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liệt - quê hương của danh nhân đã công đức một pho tượng thầy giáo Chu Văn An. Ngày 12 - 8 năm Đinh Sửu (1997), lễ khánh thành trùng tu bước một đã được tổ chức trọng thể tại khu di tích.

Sau một năm, Điện Lưu Quang - nơi ở và dậy học của Chu Văn An được tái tạo. Trước khi xây dựng, nền Điện được tiến hành khai quật khảo cổ học, tìm được nhiều di vật quý, trong đó có pho tượng đá cao 80 cm. Miết Trì, sân vườn được tôn tạo, làm cho khu di tích được khang trang, đồ sộ, khoa học và mang tính truyền thống.

+ Năm 2002, 8 km đường vào Đền được rải nhựa.

+ Năm 2005, nhiều công trình được khởi công với nguồn kinh phí lớn.

Di tích Văn miếu Mao Điền bị xuống cấp nghiêm trọng do thời gian và chiến tranh. Năm 1991, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Điền đã đóng góp công đức tu bổ. Năm 1992, Văn miếu Mao Điền được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia, năm 2002, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo di tích với quy mô lớn. Tháng 8/2004, Ban Quản lý di tích Văn miếu Mao Điền được thành lập. Cùng thời gian này, sau nhiều lần hội thảo khoa học, nội dung thờ tự được thống nhất:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)