Cán bộ phòng kế toán của xí nghiệp đều có trình độ chuyên môn, và có biên chế chính thức của Nhà nước, ở đây mỗi người đều có công việc, nhiệm vụ riêng của mình. Công việc cụ thể được phân công như sau:
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán trưởng có nhiệm vụ phân công nhiệm vụ của từng cán bộ chuyên môn trong phòng, hàng năm vào cuối quý 4 làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm sau. Theo dõi đôn đốc kế toán viên hoàn thành công
Kế toán trưởng Thủ kho, thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán TSCĐ, vật liệu, CCDC
việc của mình, kịp thời theo tiến độ chung, để lấy số liệu tổng hợp báo cáo với các ngành, các cấp. Hàng quý lập báo cáo quyết toán tài chính gửi cấp trên theo đúng quy định của Bộ Tài chính quy định.
Kế toán thanh toán thực hiện các chức năng khác nhau như:
Kế toán tiền mặt: Trên cơ sở các chứng từ thu chi và các hoá đơn mua bán kế toán thanh toán lập phiếu thu chi trình giám đốc ký và có nhiệm vụ chuyển chứng từ cho thủ quỹ, cuối tháng thủ quỹ giao trả chứng từ để kế toán lên Biểu kê phân tích tài khoản xong chuyển kế toán trưởng kiểm tra vào tổng hợp. Cuối tháng có nhiệm vụ đối chiếu chốt số dư cuối tháng với thủ quỹ .
Kế toán tiền gửi Ngân hàng: Theo dõi tiền mặt hiện có của Xí nghiệp hoặc số tiền Xí nghiệp đang vay tại Ngân hàng, nhận lưu giữ giấy báo nợ, báo có, cuối tháng phân tích tài khoản chuyển chứng từ kế toán trưởng kiểm tra.
Kế toán công nợ theo dõi công nợ của các đối tượng bán hàng: thực hiện theo dõi công nợ cho các đối tượng nhà cung cấp cho Xí nghiệp.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động: tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ, thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương…
Kế toán tài sản cố định, vật liệu, công cụ dụng cụ, thực hiện:
Kế toán TSCĐ: Nếu trong tháng có nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm thì vào sổ và mở thẻ chi tiết, cuối mỗi quý kế toán phải lập Biểu trích khấu hao vào sổ chuyển chứng từ kế toán trưởng.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Cuối tháng phải đối chiếu với thủ kho ký sổ và lên Biểu kê phân tích tài khoản chuyển kế toán trưởng.
Thủ kho, thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ thu, chi, xuất nhập vật tư đã có đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm, có thẩm quyền lúc đó thủ quỹ mới được xuất tiền và xuất vật tư. Đồng thời luôn phải nắm được số tiền hiện có tại quỹ, vật tư hiện có trong kho. Khi cần thiết có thể báo cáo nhanh cho kế toán
trưởng.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Xí nghiệp Khai thác Công trình Thuỷ lợi Châu Giang –Tỉnh Hưng Yên
Với đặc điểm là một đơn vị cung cấp các dịch vụ tưới tiêu phục vụ cho bà con nông dân là chủ yếu nên hoạt động sản xuất mang tính thời vụ. Việc tổ chức công tác kế toán nhìn chung không quá phức tạp. Xí nghiệp vận dụng Chế độ kế toán hiện hành theo QĐ số 15/ 2006 / QĐ – BTC ngày 20/ 03 / 2006 / của Bộ trưởng BTC, với những đặc điểm chung như sau:
* Một là, Hệ thống chứng từ: Xí nghiệp sử dụng những Chứng từ phổ biến, theo qui định hiện hành trong các phần hành kế toán có liên quan. Phổ biến là Phiếu thu, Phiếu chi, Hoá đơn GTGT mua, Hoá đơn GTGT cung cấp dịch vụ, Biểu chấm công; Hợp đồng giao khoán;…
* Hai là, Hệ thống tài khoản: Xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo qui định hiện hành. Các tài khoản được sử dụng phổ biến trong Xí nghiệp như: TK 111, 112, 211, 214, 131, 331, 511, 334, 152, TK chi phí sản xuất,…
* Ba là, Hệ thống sổ: Xí nghiệp vận dụng hệ thống sổ sách trên cơ sở Hình thức Chứng từ ghi sổ. Theo đó, hệ thống sổ kế toán của Xí nghiệp được lập làm 2 loại là sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Trong đó, sổ tổng hợp bao gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ; Sổ cái tài khoản. Các sổ chi tiết được Xí nghiệp sử dụng bao gồm: Sổ chi tiết TSCĐ; Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ; Sổ phải thu khách hàng; Sổ chi tiết phải trả; Sổ chi tiết quản lý Xí nghiệp; Sổ chi tiết chi phí Xí nghiệp; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ chi tiết ngân hàng; Sổ chi tiết tạm ứng.
Xí nghiệp vận dụng Hình thức Chứng từ - Ghi sổ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự và phương pháp ghi chép kế toán được phản ánh qua Sơ đồ 2.2 trình bày dưới đây
Sơ đồ 2.2
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Ghi đối chiếu:
Việc áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ với Xí nghiệp là phù hợp vì đây là một Doanh nghiệp có quy mô vừa, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ chi tiết Sổ quỹ
Biểu cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Biểu tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký
CTGS
Sơ đồ 2.2: Khái quát cách ghi chép theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Xí nghiệp
dụng nhiều tài khoản, dễ dàng trong khâu kiểm tra đối chiếu, thuận lợi trong việc phân công tác. Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên. Cuối tháng sau khi kiểm tra chứng từ gốc, vào Biểu tổng hợp phân tích các tài khoản, lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ xong chuyển đến Kế toán trưởng xem xét sau đó vào sổ cái.
* Bốn là: Hệ thống báo cáo kế toán: Do đặc thù của ngành là hoạt động công ích mang tính chất phục vụ sản xuất là chính, nên các khoản thu không đủ chi phí phục vụ sản xuất và sửa chữa máy móc thiết bị công trình hạch toán cân đối thu chi, hàng năm được ngân sách cấp bù, Kế toán chỉ tập hợp chi phí sản xuất, kết quả phục vụ tưới bằng nguồn thu thuỷ lợi phí và bằng các khoản liên quan khác, lập báo cáo quyết toán.
2.2. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại Xí Nghiệp khai thác công trình Thủy Lợi Châu Giang. theo lương tại Xí Nghiệp khai thác công trình Thủy Lợi Châu Giang.
2.2.1. Kê toán tiền lương:
2.2.1.1. Lao động và phân loại lao động:
Lao động tác động đến quá trình sản xuất trên hai mặt là số lượng lao động và chất lượng lao động. Trong đó, số lượng lao động tác động đến quá trình sản xuất thể hiện qua số lao động và thời gian lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. Chất lượng lao động thể hiện qua trình độ tay nghề của người lao động và ý thức trách nhiệm của người lao động mà cụ thể là năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động tạo ra trong quá trình sản xuất.
Lao động của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau tuỳ theo doanh nghiệp phân loại cụ thể.
Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi Châu Giang . Do tính chất tham gia vào quá trình sản xuất lao động được chia thành: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật do viện khoa học thuỷ lợi xây dựng. Giám đốc Xí nghiệp đã ra quyết định về việc giao ngày công - định biên lao động cho công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời ra quy chế khoán quỹ lương cho cụm thuỷ nông.
Ngày công giao khoán để quản lý khai thác trực tiếp tại Xí nghiệp được xác định là tổng cộng 23.032 ngày công, trong đó:
+ 16 trạm bơm = 13.243 công/ năm. + Quản lý công trình trên kênh = 6.556 công / năm. + Quản lý tưới tiêu mặt ruộng =3.233 công/ năm.
Quỹ ngày công này được phân cho các cụm thuỷ nông theo định biên lao động và khối lượng công việc.
Các cụm thực hiện lập Biểu chấm công, hàng ngày, hàng tháng, theo quy chế khoán quỹ lương của giám đốc Xí nghiệp. Để thực hiện thanh toán lương cho người lao động như: Tiền lương, các khoản phụ cấp , thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ phép.... Cuối tháng người chấm công phụ trách bộ phận ký vào Biểu chấm công và chuyển Biểu chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Thuyết minh công việc trong tháng của từng người ( có xác nhận của cụm trưởng và tổ trưởng công đoàn), phiếu nghỉ hưởng BHXH … Chuyển về hội đồng xét điểm của Xí nghiệp theo quy định, sau đó chuyển đến phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Từ đó, kế toán tiền lương căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng. Trên cơ sở đó kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào cuối mỗi tháng, mỗi vụ làm căn cứ để thực hiện phần hành hạch toán tiền lương.
2.2.1.2. Các hình thức trả lương và chế độ tiền lương của Xí Nghiệp: