Để phát triển sản phẩm mới phong phú về số lượng và đảm bảo về chất lượng, phải có kế hoạch về tài chính, vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược phân phối cũng như quản lý và điều hành doanh nghiệp, biết sử dụng hiệu quả công nghệ, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng thay đổi trong tiêu dùng du lịch. Sản phẩm mới phải đáp ứng được trúng nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch hiện đại.
Xây dựng các sản phẩm mới cho hoạt động lữ hành phải đảm bảo chất lượng, tương xứng với chi phí của người tiêu dùng và trên nguyên tắc đi du lịch theo chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành phải rẻ hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn so với dịch vụ cùng loại mà khách mua riêng lẻ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp để có thế đảm đương tốt công việc của mình. Ngoài đào tạo lý thuyết, cần tăng cường cho nhân viên xây dựng sản phẩm mới đi khảo sát các tuyến điểm du lịch mới. Đăng ký cho nhân viên phát triển sản phẩm tham gia các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch do TCDL và các Sở Du lịch địa phương tổ chức.
Tiến hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của các sản phẩm.
3.2.2.4.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho du lịch MICE:
Tăng cường đầu tư cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của doanh nghiệp lữ hành. Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả lao động chính là đảm bảo cho sự phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành.
Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác quản lý, kinh doanh tour đến điều hành, hướng dẫn viên. Trang bị cho họ một cách bàn bản nhất những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch, am hiểu về thị trường và luật quốc tế….
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh doanh – cạnh tranh của doanh nghiệp theo các nội dung sau: xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào tầm quan trọng và vị trí của mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và trong tương lai của từng loại nghiệp vụ hoặc kỹ năng nghề nghiệp; Lựa chọn nhân sự để có kế hoạch đào tạo; Phương pháp và hình thức đào tạo: đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đạo tạo từ xa, đào tạo lại… Sử dụng lao động đúng vị trí đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người có đóng góp xây dựng doanh nghiệp, người có năng suất và hiệu quả công việc cao.
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết với công việc, giỏi chuyên môn để có thể tích cực tham gia khảo sát, khám phá mở tour tuyến mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
3.2.2.5.Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ:
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và hoạt động quản lý và kinh doanh lữ hành, coi đây là một trong những con đường ngắn nhất tăng cường năng lực canh tranh của doanh nghiệp:
thành bại trong cạnh tranh. Công nghệ thông tin du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa ngành công nghiệp du lịch và lữ hành vì đó là công cụ có chi phí thấp và thông tin hiệu quả.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Chú trọng đổi mới và hoạn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong nội bộ các doanh nghiệp lữ hành trên mạng.
Xúc tiến nhanh và thông tin đầy đủ về các quy trình của thương mại điện tử đã và sẽ áp dụng ở Việt Nam nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và khuyến khích du khách đến Việt Nam như một điển đến thuận lợi và an toàn.
3.2.2.6.Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp lữ hành cần hoàn thành cơ cấu tổ chức bộ máy, cần tuyển chọn và sử dụng người lao động đúng người, đúng việc, xây dựng lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng… bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ, phần mền hiện đại.
Xây dựng các chương trình quản trị chiến lược. Việc xây dựng và quản lý chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải được dựa trên nền tảng dữ liệu của hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh của công ty. Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của mỗi doanh nghiệp lữ hành trên thị trường.
Các doạnh cần phải thiết lập các văn phòng điều hành dịch vụ ở các các vùng trong nước và quốc tế.
Tăng cường liên kết, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp để tạo ra khả năng cạnh thanh cao trên thị trường quốc tế.
Hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc ra cho việc ra quyết định kinh doanh của lãnh đạo và các cấp quản lý.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Sau khi quá trình nghiên cứu và khảo sát thực trạng khai thác du lịch MICE đối với các công ty lữ hành tại Việt Nam, trong chương 3 đã chỉ ra xu hướng phát triển du lịch MICE hiên nay. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao các điều kiện nhằm đẩy mạnh khai thác du lịch MICE của các công ty lữ hành tại Việt Nam. Trong đó, có các đề xuất về nâng cao các điều kiện khách quan: xác lập điểm đến của du lịch MICE tại Việt Nam, liên kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; nhóm các giải pháp nâng cao các điều kiện chủ quan: về thị trường, marketing, chất lượng và dịch vụ lữ hành, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam cũng được đánh giá là có rất nhiều tiềm năm và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch MICE.
Du lịch MICE là sản phẩm du lịch đặc biệt, chất lượng cao, vì vậy có tính đặc thù riêng về đối tượng khách, điểm đến, phương tiện vận chuyển, chương trình du lịch, nguồn nhân lực. Đối với các công ty du lịch lữ hành cũng cần có những điều kiện nhất định để có thể khai thác phát triển du lịch MICE. Du lịch MICE hình thành và phát triển một cách tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc thế. Đây là một loại hình du lịch đầy triển vọng, có vai trò rất lớn đối với ngành du lịch của mỗi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, không chỉ các nước phát triển mà các nước có nền kinh tế mới nổi trên thế giới hiện nay đều coi trọng việc phát triển du lịch MICE.
Hiện nay, du lịch MICE ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển mạnh. Trong đó, các công ty lữ hành đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác phát triển MICE ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải bất kỳ một công ty lữ hành nào cũng có thể khai thác tốt thị trường khách này, mà cần phải có những điều kiện nhất định thì mới có khả năng khai thác thị trường khách MICE quốc tế nói riêng và khách MICE nói chung. Sau khi tiến hành khảo sát nghiên cứu thực tế khai thác du lịch MICE tại ba công ty lữ hành đã cho thấy một phần thực trạng khai thác du lịch MICE tại Việt Nam. Với những điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và thị trường khách của Việt Nam như hiện nay, đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình khai thác du lịch MICE tại Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa lịch sử. Việt Nam là thị trường đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới tìm hiểu để đầu tư kinh doanh. Ðồng thời, với truyền thống văn hóa lâu đời, người
dân hiền hòa, thân thiện, hiếu khách và giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với các danh lam, thắng cảnh, di sản thế giới cùng những bãi biển đẹp, thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch, Việt Nam có sức hấp dẫn du khách. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của du lịch MICE, vẫn còn thiếu các trung tâm triển lãm, hội nghị quốc tế ở các thành phố. Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt là sự gắn kết giữa các nhà tổ chức lữ hành MICE và các nhà cung ứng dịch vụ còn chưa chặt chẽ.
Sau khi quá trình nghiên cứu và khảo sát thực trạng khai thác du lịch MICE đối với các công ty lữ hành tại Việt Nam, trong chương 3 đã chỉ ra xu hướng phát triển du lịch MICE hiên nay. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao các điều kiện nhằm đẩy mạnh khai thác du lịch MICE của các công ty lữ hành tại Việt Nam. Trong đó, có các đề xuất về nâng cao các điều kiện khách quan: xác lập điểm đến của du lịch MICE tại Việt Nam, liên kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; nhóm các giải pháp nâng cao các điều kiện chủ quan: về thị trường, marketing, chất lượng và dịch vụ lữ hành, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Vì vậy, để phát triển MICE tại Việt Nam, cần có sự nỗ lực hơn nữa từ phía Nhà nước, các nhà cung ứng dịch vụ và các Công ty Lữ hành tại Việt Nam. Sự kết hợp đồng bộ giữa các thành phần này cùng với những điều kiện về thiên nhiên và văn hóa sẽ giúp cho Việt Nam trở thành một trong những điểm đến MICE nổi tiếng của khu vực và trên thế giới.
Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam là rất cần thiết. Luận văn đã hệ
thống và chỉ ra được cơ sở lý luận của việc khai thác du lịch MICE. Nghiên cứu được thực trạng khai thác du lịch tại ba công ty lữ hành. Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội các năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty Indochina Service các năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Saigontourist các năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009.
4. GS.TS Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động –Xã hội.
5. Ian Chaston (1999), Marketing định hướng vào khách hàng, Nxb Đồng Nai. 6. Đinh Trung Kiên (2001), Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Ts. Nguyễn Văn Mạnh, Ts. Phạm Hồng Chương (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Ths. Trần Ngọc Nam, Marketing Du lịch, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
10.Bùi Xuân Nhật (Biên dịch và chủ biên), Đỗ Đình Cường, Trần Tuất Mậu (1998),
Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục Du lịch.
11.Hà Văn Nội (2004), Quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường, Nxb Bưu Điện.
12.Luật Du lịch (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Phòng Tiếp Thị & Quản Lý Khách Sạn – Saigontourist, Công ty DVLH Saigontourist đón đoàn MICE quốc tế 100 khách Trung Quốc.
14.Phòng Tiếp Thị & Quản Lý Khách Sạn – Saigontourist, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tiếp tục đẩy mạnh khai thác khách MICE và du lịch cao cấp
Premium Travel từ đầu năm 2009.
15.Vũ Xuân Thảo (2005), Giáo trình nguyên lý Marketing, Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. PTS. Phan Thăng (Lược dịch) (1994), Marketing căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17.Nguyễn Đình Thọ (2003), Nguyên lý Marketing, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
18. Ths. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Vụ Lữ hành – Tổng cục Du lịch.
19.Tổng Cục Du Lịch, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng năm 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009.
TIẾNG ANH
20. Auckland City Council (2002), Convention Centre for Auckland-Expression of Interest Auckland.
21. Braun, B. M. (1992), The Economic Contribution of Conventions: The case of Orlando, Journal of Travel Research, pg 32-37.
22.Chloe K. H. Lau, Simon Milne, Charles S. Johnston (2005), MICE, ICT and Local Economic Development: The Case of Te Kahurangi, New Zealand, The Haworth Press.
23.Cesario, F., Var, T. C. & Mauser, G, “Convention Tourism Modelling”,Tourism Management,1995, pg 194 - 204.
24. Dwyer, L., & Mistilis, N. (1997), Challenges to MICE Tourism in the Asia- Pacific Region, Pacific Rim Tourism.
25.McCartney, Glenn(2008) 'The CAT (Casino Tourism) and the MICE (Meetings, Incentives, Conventions, Exhibitions): Key Development Considerations for the Convention and Exhibition Industry in Macao', Journal of Convention & Event Tourism.
distributional impacts of MICE, Progress in Tourism and Hospitality Research, Department of Management and Marketing, University of Western Sydney Macarthur, Campbelltown, Australia, 1998.
27.Nina Mistilis; Larry Dwyer, Information Technology and Service Standards in MICE Tourism, Journal of Convention & Exhibition Management, 2000.
28.Metin Kozak (2004), Destination Competitiveness Measurement: Analysis of Effective Factors and Indicators, Shffield hallam University/UK.
29. Oppermann, M., & Chon, K.-S. (1997). Convention participation decision- making process. Annals of Tourism Research, pg178-191.
30.Opportunities in Singapore Tourism Industry (2007-2009), Report of Annals of Tourism Research.
31.Palmer, A., & McCole, P. (2000), The role of electronic commerce in creating virtual tourism destination marketing organizations, International Journal of Contemporary Hospitality Management, pg 198-204.
Saigon Tourist
SAMPLE TOUR
Vietnam Country Tour
Nine Days - Eight Nights
Hanoi - Ninh Binh - Ha Long - Hue - Danang - Hoi An - My Son Mekong Delta - Ho Chi Minh City
Day 1: Welcome to Hanoi
Arrival at the airport and transfer to hotel. Lunch. Half-day city tour. Evening welcome party:
. Option HN1: dinner at the Hanoi Opera House preceded by a symphony orchestra concert.
. Option HN2: dinner at the Temple of Literature with a simultaneous folk show. . Option HN3: dinner with folk music accompaniment at a local restaurant. Overnight in Hanoi.
Day 2: Excursion to Ninh Binh
Transfer to Ninh Binh. Buffalo-drawn cart ride to Van Long commune and sampan cruise on creeks crossing karstic valleys. Buffet lunch. Onward to Phat Diem and visit to