a. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển.
Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp và các quy định hoàn chỉnh, đồng bộ về kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
Bãi bỏ các quy định cản trở tới hoạt động du lịch: Chính quyền các địa phương, ví dụ như Hà Nội cần bãi bỏ ngay quy định cấm xe vận chuyển khách du lịch vào thành phố vào giờ cao điểm, tạo điều kiện cho xe vận chuyển khách du lịch được vào thành phố tất cả các giờ trong ngày.
Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động du lịch: các ngành liên quan (ngoại giao, công an, hải quan, hàng không, bưu chính viễn thông, văn hóa thể thao, các vườn quốc gia, các làng nghề truyền thống…) cần phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất đối với ngành du lịch.
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, phân cấp và đơn giản hóa thủ tục liên quan đến kinh doanh lữ hành và khách du lịch.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cụ thể là nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược.
b. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch kinh doanh lữ hành. nhằm thúc đẩy hoạt động lữ hành phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh. Ví dụ như, chính sách tài chính, đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, xuất nhập cảnh, hải quan.
Đổi mới chính sách đầu tư: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch: Nhà nước giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đầu
tư tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao so với các khu du lịch nổi tiếng khác trong khu vực. Đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng du lịch tại các tuyến điểm.
Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phan Thiết. Các cơ sở lưu trú mới phải đáp ứng tiêu chuẩn về an ninh, vệ sinh, an toàn, phòng cháy, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch.
Giao thông vận tải là lĩnh vực không thể thiếu đối với hoạt động lữ hành. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách tại sân bay.
Đầu tư hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại nhằm thúc đảy công nghiệp mua sắm ở Việt Nam.
Đổi mới, hoàn thiện chính sách nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất khập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển theo hướng đơn giản, thuận lợi cho khách du lịch nhằm giải quyết nhanh chóng thủ tục cho khách du lịch nhập và xuất cảnh.
Có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan làm việc tại các cửa khẩu để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp, thể hiện sự cởi mở, lòng mến khách và tận tình giúp đỡ khách.
Đổi mới, hoàn thiện chính sách và thuế đối với hoạt động lữ hành: Giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng cho dịch vụ lữ hành, hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch đi mua sắm hàng hóa tại Việt Nam nhằm kích thích khách mua sắm.
Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch và tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước đứng đầu trong việc liên kết các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch như việc liên kết các công ty lữ hành với các hãng hàng không, các đơn vị nhà hàng, khách sạn, shopping, cơ sở phục vụ du lịch… Hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng sản phẩm du lịch.
c. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, tăng cường vai trò định hướng thị trường và hỗ trợ quảng bá xúc tiến du lịch.
Định hướng thị trường, tổ chức xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam một cách hiệu quả ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành khẳng định vị thế cạnh tranh thu hút khách quốc tế trên thị trường du lịch quốc tế.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia, nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing, xúc tiến du lịch quốc gia.
Tăng cường tổ chức quảng bá và xúc tiến du lịch ở nước ngoài, đặc biệt là ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng.
d. Hỗ trợ phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường và tổ chức marketing các sản phẩm du lịch mới.
e. Tập trung phát triển và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực :
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức hoạch định chính sách về du lịch và lữ hành cũng như thực thi chính sách pháp luật về du lịch.
Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo chuyên nghiệp ở những vùng du lịch mới. Triển khai công nhận và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch do dự án EU xây dựng để áp dụng xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng các nghề du lịch, thẩm định kỹ năng nghề, đánh giá và cấp chính chỉ kỹ năng nghề.
Đẩy mạnh và nâng cao dịch vụ hướng dẫn viên phù hợp với yêu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu gia tăng khách quốc tế.
f. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập của ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Để chủ động hội nhập, tăng cường năng lực cạnh tranh, du lịch Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước phát triển du lịch và quốc gia phát triển du lịch và các tổ chức quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.