Tình hình lượng khách quốc tế đến Việt Nam:

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 31)

Bảng 2.2. Bảng thống kê lƣợng khách quốc tế và khách quốc tế đi công việc đến Việt Nam.

Đơn vị: lượt khách 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Tổng lượng khách quốc tế 3.583.486 4.171.565 4.253.740 1.893.600 Tổng lượng khách

quốc tế đi công việc 575.812 643.611 844.777 347.300

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Biều đồ 2.1: Tăng trưởng lượng khách quốc tế và khách quốc tế đi cộng vụ đến Việt Nam giai đoạn 2006- 6 tháng đầu năm 2009.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Tổng lượng khách quốc tế Tổng lượng khách quốc tế đi công việc

Cuối năm 2007, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng đến 17% so với năm 2006, trong đó khách đi với mục đích công việc tăng 18%, chiếm 1,6% tổng lượng khách quốc tế. Nhiều người trong ngành đã dự báo sự tăng trưởng này sẽ không bền vững vì những yếu kém về cơ sở hạ tầng, mức lạm phát cao sẽ làm du lịch Việt Nam giảm sức cạnh tranh khi điều kiện khách quan không còn thuận lợi.

Quả thật, năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ tăng 0,6% so với 2007, trong khi các nước trong khu vực đều tăng trưởng từ 5 đến 16%. Sáu tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục giảm 19.1% so với cùng

kỳ năm ngoái, còn các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) chỉ giảm từ 3 đến 9%. Trong đó, khách du lịch với mục đích công vụ giảm 23.1% so với cùng kỳ năm ngoái[19].

Suy thoái kinh tế 2009, theo TCTK cho biết: mặc dù ngành du lịch đã tích cực triển khai các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách quốc tế nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn giảm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 1.893.605 lượt, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2008. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm ở hai đối tượng khách là khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng và khách đến vì công việc. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tuy có lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng sáu tháng đầu năm 2009 giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc đạt 228.602 lượt người, giảm 39 %; Hàn Quốc 203.670 đạt lượt người, giảm 19.9 %; Nhật Bản đạt 177.958 lượt người, giảm 0.7 3%; Mỹ đạt 225.094 lượt người, giảm 4.2%... [19]

Một số nước tuy lượng khách đến nước ta không lớn nhưng vẫn duy trì ổn định trong 6 tháng đầu năm 2009 là: Pháp đạt 92.598 lượt người; Malaysia đạt 86.285 lượt người; Pháp 31,2 nghìn lượt người; Ca-na-đa 47.779 lượt người, tăng 2.6 % [19].

Theo các chuyên gia, lượng khách du lịch giảm cũng là tình trạng chung của ngành du lịch các nước do ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

2.2. Vai trò của các Công ty lữ hành đối với sự phát triển du lịch MICE tại Việt Nam:

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là một bộ phận quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch. Xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung – cầu du lịch và đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng du lịch, kinh doanh lữ hành được khẳng định như một tất yếu khách quan đối với sự phát triển của ngành du lịch. Giữ vị trí trung gian, doanh nghiệp lữ hành mang lại lợi ích đông thời cho các nhà cung ứng dịch vụ, khách du lịch, điểm đến và cho chính bản thân các doanh nghiêp. Vì vậy dù đối với loại hình du lịch nào thì các Công ty lữ hành đều vai trò

quan trọng trong việc phát trển du lịch nói chung và MICE nói riêng.

Thông qua các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà cung ứng dịch vụ sẽ tiêu thụ sản phẩm của mình một cách có kế hoạch, thường xuyên và ổn định. Nhờ có một thị trường khách thường xuyên ổn định các nhà cung ứng chủ động được trong các hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực, tránh được lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách. Thông qua các hợp đồng ký kết đã ký kết giữa hai bên, nhà cung ứng đã chuyển bớt rủi ro trong kinh doanh tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành. Đồng thời các nhà cung ứng dịch vụ cũng giảm bớt được chi phí trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo sản phẩm vì các hoạt động trung vào thị trường trung gian có chi phí nhỏ hơn, nhưng thu được kết quả cao hơn.

Du lịch MICE có nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn khách trong dạng Incentive (khuyến thưởng) đến VN không để họp mà để nghỉ ngơi, hưởng thụ. Hoặc với khách trong dạng Meeting (hội họp), phần lớn khách hàng này là những doanh nhân, thậm chí là doanh nhân cao cấp nên họ rất khó tính và kén chọn. Họ thường yêu cầu chất lượng dịch vụ rất cao, rất đặc biệt. Vì vậy cũng cần phải nghiên cứu liên kết các công ty du lịch lữ hành thiết kế, chào bán những tour đặc biệt cho các vị khách rất đặc biệt này.

Các đoàn khách MICE nước ngoài thường có những yêu cầu riêng. Theo đại diện các hãng lữ hành đang khai thác loại hình du lịch MICE, yếu tố nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, bởi đây là khâu quyết định chất lượng dịch vụ cũng như tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo trong tổ chức MICE. Thiết kế chương trình cho khách MICE không tuân thủ nguyên tắc nào, mà phải đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác. Đây cũng chính là điểm thể hiện năng lực của các hãng lữ hành.

Các công ty du lịch của Việt Nam hiện nay đang tập trung vào kinh doanh hình thức này. Các hãng lữ hành, hàng không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm… đang liên kết dịch vụ với nhau để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy loại hình du lịch MICE. Đồng thời có sự liên kết giữa các công ty lữ hành và khách sạn để cùng khai thác du lịch MICE. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Saigon Tourist đã phối hợp với các khách sạn 5 sao ở Việt Nam như New World, Sofitel, Sheraton, Legend và Equatorial hình thành nên câu lạc bộ MICE.

Các công ty lữ hành lớn cũng đã xây dựng những trung tâm MICE nhằm phục vụ các đoàn khách MICE. Ví dụ như, Bến Thành Tourist - doanh nghiệp thành lập Trung tâm MICE chuyên nghiệp đầu tiên tại VN từ tháng 4/2004 đến nay cho biết đã đón tiếp rất nhiều đoàn khách nước ngoài đến bằng hình thức MICE ở nhiều lĩnh vực như dầu khí, y dược, thương mại … với số lượng trung bình mỗi đoàn từ 100 - 200 người. Saigontourist đang có dự án xây dựng trung tâm hội nghị lớn nhất miền Nam (SECC), gồm 4 sảnh triển lãm với diện tích tổng cộng là 40.000 m2, khu vực triển lãm ngoài trời là 15.000 – 20.000 m2, trung tâm hội nghị hơn 2.000 chỗ ngồi, một toà nhà văn phòng và 2 khách sạn tiêu chuẩn quốc tế (khách sạn 4 sao với 400 phòng và khách sạn 5 sao với 600 phòng). Ngoài ra, SECC còn có bãi giữ xe rộng lớn đủ để đáp ứng cho toàn bộ trung tâm SECC. Giai đoạn 1 đã được hoàn thành vào tháng 3/2009 và đang đưa vào khai thác gồm khu vực triển lãm trong nhà diện tích 9.000m2, khu triển lãm ngoài trời diện tích 6.000m2, phòng hội nghị 500 chỗ ngồi và cụm 4 phòng họp với sức chứa 20 - 100 khách/phòng, bãi đậu xe ngoài trời 100 xe ô-tô và 500 xe gắn máy. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là trên 30 triệu USD.

Như vậy, các công ty lữ hành đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, là đơn vị trung gian liên kết các dịch vụ nhằm tạo ra các chương trình du lịch trước và sau các chương trình hội nghị hội thảo. Cùng với sự hỗ trợ của ngành các công ty lữ hành sẽ có nhiều điều kiện để khai thác du lịch MICE tốt hơn.

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)