Xu hướng phát triển du lịch MICE ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 62)

Trên thực tế hiện nay nhu cầu về tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, hội nghị giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng, các hội thao, hội diễn, các cuộc giao lưu, liên hoan văn hóa... đang ngày càng lớn.

Bước đầu các doanh nghiệp nước ta đã cùng nhau thực hiện liên kết thu hút nguồn khách thông qua việc thành lập một tổ chức chuyên về MICE có tên gọi Vietnam Meeting and Incentive Club năm 2002, với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng không, lữ hành, các khách sạn, khu du lịch quốc tế lớn trên toàn quốc. Trong đó, TCT Du lịch Sài Gòn và TCT Hàng không Việt Nam là hai thành viên chủ chốt. Đến nay, câu lạc bộ đã có trên 24 thành viên, nhưng thành viên chủ yếu vẫn là các khách sạn.

Việt Nam đăng cai tổ chức nhiều hội nghị hội thảo mang tầm cỡ quốc tế thu hút lượng lớn khách du lịch MICE từ nhiều nước trên thế giới. ví dụ như: APEC 2006; Diễn đàn Du lịch Á – Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với chủ đề Tăng cường quan hệ đối tác Á – Âu vì sự phát triển du lịch bền vững (Enhancing Asia - Europe Partnership for Sustainable Tourism Development) đã được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 11 - 12/9/2008.

Đặc biệt là việc tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN 2009 (ASEAN Tourism Forum - ATF 09) từ ngày 5 - 12/01/2009 tại Hà Nội, với chủ đề Du lịch ASEAN - Hướng tới tầm cao mới (ASEAN Tourism – Striving for a new height). ATF 09 đã đón khoảng 1.500 đại biểu quốc tế tham dự, trong đó có khoảng 400 hãng lữ hành, điều hành mua tour (buyers) đến từ các thị trường mục tiêu như Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, Australia…; các nhà báo từ hàng trăm hãng thông tấn, báo chí, truyền

hình lớn trên thế giới đến tham dự đưa tin về ATF.

Từ ngày 17 - 18/3/2009, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại Việt Nam năm 2009 với chủ đề “Định vị Việt Nam trong tương lai” với sự tham gia của 150 tập đoàn xuyên quốc gia đến từ 30 nước và 100 doanh nghiệp Việt Nam. Cũng là cơ hội để cho các công ty lữ hành khai thác khách du lịch MICE quốc tế.

Nếu như trước đây, MICE chủ yếu đuợc tổ chức bởi các khách sạn, thì trong giai đoạn tới, xu thế các doanh nghiệp lữ hành tổ chức MICE và kết hợp các chương trình du lịch, tham quan và giải trí sẽ gia tăng.

Các điểm đến du lịch tại Việt Nam mà khách MICE quốc tế lựa chọn sẽ vẫn tập trung vào các thành phố lớn là Hà Nội với các điểm du lịch phụ cận như Hạ Long, Hải Phòng; Tp Hồ Chí Minh với các điểm phụ cận như Vũng Tàu, Củ Chi; Nha Trang; Đà Nẵng, Hội An và các điểm tham quan lân cận. Vì đây là những trung tâm du lịch co khả năng đáp ứng được những điều kiện để tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch MICE.

Có thể thấy, dựa trên những điều kiện chủ quan và khách quan, phát triển du lịch MICE là một xu hướng tất yếu tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 62)