Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội:

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 53)

2.3.3.1. Giới thiệu khái quát về công ty:

Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội có tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Hanoi được xem là một trong những công ty nổi tiếng trong làng du lịch Việt Nam. Tiền thân của Công ty du lịch Việt Nam – Hà Nội là Công ty du lịch Việt Nam được thành lập năm 1960. Năm 1990, Tổng công ty du lịch Việt Nam ra đời trên cơ sở các bộ phận trước đây mà tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam. Sau đó, Tổng công ty du lịch Việt Nam đã giải thể. Các chi nhánh của Tổng công ty trở thành các công ty con độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cụ Du lịch. Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội được thành lập năm 1992 với chức năng kinh

doanh lữ hành quốc tế. Đến năm 2006, Công ty đã được cổ phần hóa và chuyển tên thành Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nôi (tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Hanoi JSC). Trong nhiều năm, Công ty liên tục nằm trong topten 10 các Công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam.

Công ty có trụ sở chính đặt tại 30A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và hai chi nhánh:

- Chi nhánh I: đặt tại 14 Nguyễn Văn Cừ, Tp Huế. - Chi nhánh II: đặt tại quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức và quản lý:

- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám đốc trực tiêp phụ trách 5 phòng: Bốn phòng thị trường; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng xúc tiến kinh doanh.

- Hai Phó tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực sau:

+ Phó tổng Giám đốc I phụ trách: Phòng hành chính kế toán; Phòng Hành chính quản trị; Khách sạn Vịnh Hạ Long

+ Phó tổng Giám đốc II phụ trách: Phòng điều hành; Phòng vận chuyển; Phòng Hướng dẫn; Chi nhánh tại Tp. Huế; Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh.

Nguồn nhân lực:

Đội ngũ nhân viên của Công ty khá đông và có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Trong tổng số 183 thành viên, có 32 người nắm giữ vị trí quan trọng, 151 là nhân viên. Số thành viên đạt trình độ đại học là 145 người. Ngoài ra công ty còn có đội ngũ công tác viên dồi dào, nhiều kinh nghiệm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Hiện nay Công ty có ba trụ sở chính đặt trại ba thành phố lớn và là những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, đó là: tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và tp. Huế. Trụ sở tại Hà Nội, là một tòa nhà 5 tầng, được trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên cũng như hoạt động cả toàn công ty một cách hiệu quả nhất. Chi nhánh I tại Huế cũng được đàu tư

khang trang với trị giá gần tỷ đồng. Trụ sở tại tp. Hồ Chí Minh cũng đã được đặt tại một căn hộ cao cấp tại Quận 1.

Về vận chuyển, hiện tại công ty có một đội xe gồm gần 20 xe, từ 12 đến 45 chỗ luôn sãn sàng phục vụ. Đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ luôn được Công ty quan tâm, đặc biệt phương tiện vận chuyển liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách, đảm bảo uy tín của Công ty với khách hàng.

2.3.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:

Lượng khách:

Bảng 2.6.Lƣợng khách của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội giai đoạn 2006-6 tháng đầu năm 2009. Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Lượng khách % so với năm trước Lượng khách % so với năm trước Lượng khách % so với năm trước Lượng khách % so với cùng kỳ năm trước Tổng khách 19.155 73,7% 27.206 142% 28.478 104% 8.828 70% Trong đó: Khách quốc tế 11.935 91,8% 16.129 135% 17.190 107% Khách Outbound 4.217 84,3% 6.724 159% 6.187 92% Khách nội địa 3.003 37,5% 4.355 145% 4.421 101% Nguồn: [1]

Bảng trên cho thấy lượng khách của Công ty tăng lên trong giai đoạn từ 2006- 2008. Sáu tháng đầu năm thì lượng khách giảm hẳn chỉ đạt được 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách giảm là do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu. Đây không phải là khó khăn của riêng Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội mà còn là khó khăn chung của thị trường du lịch Việt Nam.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, nguồn khách chủ yếu từ các thị trường truyền thống của Công ty như: Pháp, Tây Ban Nha (với các hãng đối tác CATAI, Myamar Gold… ), Bỉ (hãng MASTER), Isreal (hãng Breeza Tour), Italia. Thị trường khách nội địa cũng được khai thác tốt.

Doanh thu:

Bảng 2.7. Doanh thu của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 6 tháng đầu năm 2009.

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Tổng doanh thu So cùng kỳ năm trước (%)

2006 145.000.000.000 107.4%

2007 200.000.000.000 138%

2008 240.000.000.000 114%

6 tháng đầu năm 2009 93.000.000 55%

Nguồn: [1]

Với lượng khách ổn định, doanh thu của công ty cũng tăng lên theo các năm. Doanh thu từ nguồn khách quốc tế vẫn là chủ yếu.

2.3.1.3. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch MICE của Công ty:

a. Nguồn nhân lực dành cho MICE: Phòng thị trường IV, chịu trách nhiệm khai thác thị trường khách MICE với số lượng nhân viên là 8 người. Công ty chưa có đội ngũ Hướng dẫn viên riêng cho du lịch MICE, chủ yếu là cộng tác viên.

b. Tình hình khai thác thị trường du lịch MICE:

Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội mặc dù đã được thành lập lâu, nhưng cũng chỉ chính thức bắt đầu khai thác thị trường du lịch MICE từ năm 2007. Hiện nay, phòng thị trường VI, trực tiếp khai thác khách MICE và một số thị trường khách khác. Chính vì vậy, lượng khách MICE của Công ty còn rất ít, chủ yếu là các đoàn nhỏ hoặc khách lẻ, tập trung vào thị trường khách nội địa.

các chương trình xúc tiến và hoạt động quảng bá vào các thị trường truyền thống. Quảng cáo trên báo chuyên ngành là hình thức quảng cáo rất được Công ty quan tâm, nhưng chỉ nhằm khai thác thị trường nội địa là chính. Quảng cáo thông qua các tập gấp, brochure, bản đồ du lịch bằng tiếng Anh và Pháp. Quảng cáo dưới dạng điện tử thông qua các trang web.

Tuy nhiên các chương trình du lịch MICE của Công ty hiện nay chưa được quan tâm. Không có nhiều chương trình dành riêng cho khách du lịch MICE lựa chọn vì định hướng phát triển của công ty chủ yếu tập trung vào các chương trình du lịch thuần túy. Công ty cũng chưa có những định huớng và mục tiêu cụ thể để phát triển du lịch MICE. Chính vì vậy, khả năng khai thác loại khách này đối với Công ty vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Khai thác du lịch MICE đối với công ty lữ hành tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động của 3 Công ty lữ hành Saigontourist, Indochina Service và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)