Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 49)

THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HẢI SẢN NAM ĐỊNH

2.2.2Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm (2004-2006)

ĐVT: Ngàn đồng Năm Chênh lệch(2005/2004) Chênh lệch(2006/2005)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị (+/-) Tỷlệ (%) Giá trị (+/-) Tỷlệ (%)

1 3 4 5 6=4-3 7=4/3 8=5-4 9=5/4

1. Tổng doanh thu 37.764.379 40.610.045 47.221.252 2.845.666 7,54 6.611.207 16,28 2. Các khoản giảm trừ 1.766.200 1.527.126 1.401.114 -239.074 -13,54 -126.012 -8,25 3. Doanh thu thuần 35.998.179 39.082.919 45.820.138 3.084.740 8,57 6.737.219 17,24 4. Giá vốn hàng bán 22.930.412 24.981.712 29.221.658 2.051.300 8,94 26.722.273 16,97 5. Lợi nhuận gộp 13.067.767 14.101.207 16.598.480 7.033.440 99,51 2.497.273 17,71 6. Chi phí bán hàng 2.036.520 2.791.835 3.030.429 755.315 37,08 238.594 8,55 7. Chi phí QLDN 950.981 1.036.520 1.490.524 285.539 38,02 454.004 43,8 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10.080.266 10.272.852 12.077.527 192.586 1,91 1.804.675 17,57 9. Lợi nhuận trước thuế 10.080.266 10.272.852 12.077.527 192.586 1,91 1.804.675 17,57 10. Tiền lương bình quân(NĐ/tháng) 1.350 1.570 1.620 220 16,29 50 3,18 11. Thuế và các Khoản nộp NSNN 1.020.245 1.350.125 1.515.249 39.880 32,33 165.124 12,23

12. Vốn CSH 3.012.420 3.420.659 3.978.532 408.239 13,55 557.873 16,31

Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình của Công ty trong 3 năm từ năm 2004- 2006 như sau:

- Tổng doanh thu: Trong 3 năm từ năm 2004-2006 có tổng doanh thu lần lượt là: 37.764.379 ngàn đồng; 40.610.045 ngàn đồng; 47.251.252 ngàn đồng. Ở đó năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 2.845.666 ngàn đồng tương đương với tăng 7,54% . Năm 2006 doanh thu tăng hơn năm 2005 là 6.611.207 ngàn đồng tương đương với tăng 16,28%. Điều này chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt về chỉ tiêu doanh thu giữa 3 năm từ năm 2004-2006 hay nói cách khác là trong thời gian qua công ty đã thực hiện tốt công tác sản xuất và tiêu thụ.

- Sau khi tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ thì được mức doanh thu thuần của 3 năm lần lượt là: 35.998.179 ngàn đồng; 39.082.919 ngàn đồng; 45.820.138 ngàn đồng. Các khoản doanh thu thuần được tăng lên là do các khoản giảm trừ giảm. Các khoản giảm trừ giảm là do trong những năm gần đây số lượng hàng bán bị trả lại giảm xuống. chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được người tiêu dung ưa thích. Điều này là rất tốt cho công ty. Công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phảm của mình

- Giá vốn hàng bán: Ở đây giá vốn hàng bán lần lượt là: 22.930.412 ngàn đồng; 24.981.712ngàn đồng; 29.211.658 ngàn đồng. Có thể nói giá vốn hàng bán là nền tảng cho doanh thu. Vào năm 2005, giá vốn hàng bán tăng hơn với năm 2004 là 8,94% tương ứng tăng 2.051.300 ngàn đồng. Năm 2006 so với năm 2005 thì năm 2006 tăng so với năm 2005 là 26.722.273 ngàn đồng tương ứng với tăng 16,97%. Giá vốn hàng bán tăng chứng tỏ khâu tổ chức sản xuất chưa tốt, quá rườm rà và phức tạp dẫn đến chi phí sản xuất cao làm tăng giá thành sản phẩm. Do đó công ty cần phải tổ chức lại cơ cấu tổ chức sản xuất, giảm các khoản chi phí sản xuất không cần thiết để hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận gộp: Sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán thì được lợi nhuận gộp. ta thấy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 7.033.440 ngàn đồng tương ứng với tăng 99,51%. Năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 2.497.273 ngàn đồng tương ứng tăng 17,71%.

- Chi phí bán hàng: Qua 3 năm chi phí bán hàng cũng tăng. Cụ thể năm 2005 tăng 755.315 ngàn đồng tương ứng với tăng 37,08%, năm 2006 cũng tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2005. Năm 2006 tăng 238.594 ngàn đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 8,55%.Chi phí bán hàng tăng chứng tỏ Công ty đã đầu tư cho việc bán hàng rất nhiều. Đó là chi phí quảng cáo, công ty hiện nay cần nhiều phí tổn để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng Tuy nhiên công ty cũng phải hạn chế khoản này hết mức nhằm làm cho chi phí giảm xuống. Do vậy Công ty cần tìm ra biện pháp hữu hiệu hơn nữa để có thể làm cho chi phí giảm.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: So sánh 2 năm 2005 và 2004 thì năm 2005 tăng 38,02% so với năm 2004 tương ứng tăng 285.539 ngàn đồng. Còn năm 2006 tăng 43,8% so với năm 2005 tương ứng tăng 454.004 ngàn đồng. Điều này là không tốt cho Công ty, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là số công nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng lên do nhu cầu của công ty cần nhiều quản lý có trình độ chuyên môn. Công ty cần phải xem xét kỹ nhằm sắp xếp cán bộ quản lý một cách họp lý để giảm chi phí xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng trong quản lý.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : Sau khi lấy lợi nhuận gộp từ hai loại chi phí trên thì tạo được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lần lượt qua các năm như sau: 10.080.266 ngàn đồng; 10.272.852 ngàn đồng; 12.077.527 ngàn đồng. Chênh lệch năm 2005/2004 tăng 1,91% tương ứng tăng 192.586 ngàn đồng, Còn năm 2006/2005 tăng 17,57% tương ứng tăng 1.804.675 ngàn đồng. Đây là mức tăng khá cao của Công ty.

- Lợi nhuận trước thuế: khoản này năm 2006 tăng 1.804.675 ngàn đồng so với năm 2005 tương đương tăng 17,57%.Chứng tỏ công ty làm ăn rất tốt.Tốt hơn năm 2005/2004. Năm 2005 tăng 1,91% so với năm 2004 tương ứng với tăng 192.586 ngàn đồng.

- Số lao động của Công ty vẫn ổn định cả 3 năm từ năm 2004-2006 là 97 người. Đối với công ty thời gian qua việc bố trí như vậy là hợp lý và ổn định . Vì đây là công ty mà hoạt động chủ yếu nhất là sản xuất nước mắm, do vậy qui mô của

nó nhỏ . Mặt khác qúa trình sản xuất lại mang tính mùa vụ cho nên lực lượng công nhân có sự thay đổi theo mùa vụ. Hàng năm công ty tuyển hơn 100 người làm theo mùa vụ, chủ yếu là vụ sứa vào khoảng tháng 6-8 nhưng khi hết mùa vụ thì thực tế công nhân của công ty vẫn chỉ 97 người. Trong những năm tới Công ty sẽ tăng số công nhân lên vì chuẩn bị mở rộng qui mô sản xuất và đồng thời mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên khắp mọi miền đất nước.

- Tiền lương bình quân tháng của mỗi công nhân viên cũng tăng dần qua các năm. Năm 2004 tiền lương bình quân là 1.350 ngàn đồng nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 1.620 ngàn đồng. Năm 2006/2005 tăng 3,18% chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc nâng cao mức sống cho công nhân viên, nhưng điều này cũng chứng tỏ được rằng những năm qua công ty làm ăn rất tốt.Giúp cho công nhân viên tin tưởng vào công ty và yên tâm làm việc.

- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước: Bất kỳ một công ty nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nếu nhưđơn vị nào làm ăn có lãi thì tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nướcđược tốt hơn. Thực tế tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty rất tốt.Năm 2005/2004 tăng 32,33% , năm 2006/2005 tăng 12,23% tương ứng với tăng 165.124 ngàn đồng. Đây là khoản nộp rất lớn của công ty và chứng tỏ công ty đã tăng được mức lời của mình lên.

Tóm lại, ta thấy tình hình hoặt động của công ty là tốt, tuy nhiên chi phí còn quá nhiều, chủ yếu là chi phí dùng cho việc quảng cáo sản phẩm, chi phí vận chuyển làm cho giá thành sản phẩm tăng cao do vậy công ty cần có biện pháp làm giảm chi phí không cần thiết để giảm giá thành sản phẩm giúp cho việc tiêu thụ được tốt hơn.

Bảng 2.4: Kết cấu tài sản của Công ty năm 2004-2006 ĐVT: Đồng 2004 2005 2006 Chênh lệch (2005/2004) Chênh lệch (2006/2005) Chỉ tiêu Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) Giá trị (±) Tỷ lệ (%) I. TSLĐ 9.328.910 90,9 13.021.312 93,42 17.070.942 94,30 3.692.420 39,58 4.049.630 31,1 1. Vốn bằng tiền 720.930 7,73 1.220.389 9,37 934.864 5,48 499.459 69,28 -285.525 -23,39

2.Các khoản phải thu 1.930.026 20,69 1.989.032 15,27 2.030.558 11,89 59.006 3,1 41.526 2,1

3.Hàng tồn kho 6.211.624 66,58 8.931.024 68,59 12.630.321 3,98 2.719.400 43,78 3.699.288 41,14 4. TSLĐ khác 466.330 4,9 880.867 6,76 1.475.199 8,65 414.537 88,89 594.332 67,47 II. TSCĐ và ĐTDH 930.798 9,1 916.782 6,58 1.030.924 5,7 -14.016 -9,85 114.142 12,24 1. TSCĐ 930.798 9,1 916.782 6,58 1.030.924 5,7 -14.016 -9,85 114.142 12,24 2. ĐTDH - - - - - - - - - Tổng (I+II) 10.259.708 100 13.938.094 100 18.101.866 100 3.678.386 35,85 4.163.817 29,87 Nguồn : Phòng kế toán

Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy kết cấu tài sản của công ty qua 3 năm như sau:

- Về tổng tài sản: Tổng tài sản được tạo lập từ hai mục là Tài sản lưu động

cùng tài sản cố định và đầu tư dài hạn.Năm 2005 tăng 35,85% so với năm 2004 tương

ứng với tăng 3.678.386 ngàn đồng. Sang năm 2006 tăng 29,87% tương ứng với tăng 4.163.817 ngàn đồng. Chứng tỏ công ty đã tăng được tài sản của minh lên và đang triển

khai mở rộng sản xuất. Trong đó:

+ Vốn bằng tiền: năm 2005 tăng 69,28% tương đương với tăng 499.459 ngàn

đồng nhưng sang năm 2006 lại giảm so với năm 2005 là 23,39% tương đương với giảm

285.525 ngàn đồng.Vốn bằng tiền giảm đi như thế là không tốt cho công ty. Vốn bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền giảm là do công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.

+ Các khoản phải thu: năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 3,1% tương đương với

tăng 59.006 ngàn đồng, năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2005 là 2,1% tương

đương với tăng 41.526 ngàn đồng.Các khoản phải thu tăng lên chứng tỏ công ty bị

chiếm dụng vốn nhiều, chủ yếu là cho khách hàng nợ. Điều này là không tốt cho công

ty, do vậy công ty cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng trên

+ Hàng tồn kho: Năm 2005 tăng 2.719.400 ngàn đồng tương đương với tăng 43,78%, năm 2006 tăng 3.699.288 ngàn đồng tương đương với tăng 41,14%.Điều này chứng tỏ nguyên vật liệu tồn kho đã không được đưa vào quá trình sản xuất một cách

triệt để, hơn nữa sản lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ không tốt nên lượng

hàng tồn kho tăng lên qua mỗi năm. Nhưng xét thực tế thì vấn đề hàng tồn kho nhiều

chẳng ảnh hưởng gì đến công ty, vì như ta đã biết là chu kỳ sản xuất nước mắm dài, hàng tồn kho tồn tại dưới dạng chượp. Chính vì không ảnh hưởng nhiều nên công ty đã tổ chức thu mua nhiều nguyên liệu để chuẩn bị cho việc sản xuất nước mắm

+ Tài sản khác: Cũng lần lượt tăng qua các năm như sau: 466.330 ngàn đồng;

880.867 ngàn đồng; 1.475.199 ngàn đồng và ứng với các mức tỷ trọng như sau: 4,9%; 6,76%; 8,65%. Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 414.537 ngàn đồng tương

đương với tăng 88,89%. Sang năm 2006 tăng 594.332 ngàn đồng tương đương với tăng 67,47%.

+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 tăng hơn năm 2005 là 14.016 ngàn

đồng tương đương với tăng 9,85% nhưng sang năm 2006 lại tăng hơn năm 2005 là 114.142 ngàn đồng tương đương với tăng 12,24%. Trong đó tài sản cố định chiếm

100%, không có đầu tư dài hạn

Nhìn chung ở phần kết cấu tài sản của công ty hầu như tất cả các khoản

mục đều tăng nhưng một điều bất lợi đối với công ty là các khoản phải thu tăng lên. Chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Còn về TSCĐ của công ty dần đần được mua sắm mới để phục vụ tốt cho việc quản lý , bán hàng và sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 49)