Công tác tổ chức sản xuất của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 40)

THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HẢI SẢN NAM ĐỊNH

2.1.4. Công tác tổ chức sản xuất của Công ty.

Xuất phát từ thực tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, khó khăn đặt ra trước mắt cho công ty là phải tìm biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu nghĩa là tạo ra thật nhiều sản phẩm có độ đạm khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều này công ty cần phải có một cơ cấu sản xuất hợp lý năng động, thích ứng theo quĩ đạo chung của thị trường

Tổ chức sản xuất của công ty bao gồm toàn bộ các biện pháp kết hợp một cách hợp lý và hiệu quả nhất việc sử dụng về không gian và thời gian, kết hợp các yếu tố sản xuất: tư liệu lao động, đối tượng lao động và bản thân người lao động. Muốn làm tốt công ty cần tập trung mọi lực lượng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức sản xuất tốt sẽ tiết kiệm được thời gian và không gian. Từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí, làm giảm giá thành sản phẩm.

Do tính chất mùa vụ của nguyên liệu nên công ty cần phải sử dụng tốt nguồn lao động, tránh để tình trạng rỗi việc, khi vào vụ cần sử dụng tốt lao động ngoài công ty một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả hơn.

Sơđồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất.

Mỗi bộ phận sản xuất có nhiệm vụ và mục tiêu riêng nhưng đều hướng vào mục tiêu chính của Công ty đó là sản xuất để phát triển công ty và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Bộ phận phục vụ sản xuất làm những công việc nặng nhọc hơn: bốc xếp hàng hoá khi nhập và xuất kho, bốc xếp nguyên vật liệu, dọn dẹp bể chứa…

Các quản đốc của phân xưởng dựa vào các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch sản xuất mà phân công nhiệm vụ sản xuất cụ thể cho tổ sản xuất một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Loại hình sản xuất của công ty là loại hình sản xuất hàng loạt và nhỏ. Do công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên quá trình chế biến tương tự nhau, ít bị gián đoạn mà tương đối đều đặn nhịp nhàng. Hầu hết các công đoạn sản xuất mang tính thủ công. Công ty cổ phần chế biến hải sản Nam Phân xưởng sản xuất Bộ phận sản xuất chính Sản xuất

nước mắm mSản xuất ắm chai

Tổ phục vụ Bộ phận phục vụ sản

xuất

Chế biến sứa

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người, một khó khăn trước mắt đối với các nhà sản xuất là tìm biện pháp để thoả mãn nhu cầu và nâng cao chất lượng sản phẩm giúp việc tiêu thụ được dễ dàng hơn.

Để đạt được điều này công ty phải tổ chức quá trình sản xuất hợp lý và khoa học thích ứng theo quĩ đạo của thị trường.

Sơđồ 2.2: Qui trình sản xuất nước mắm

Xử lý nguyên liệu

Chượp Cài nén Đánh quậy Rút Bã chượp Nước Mắm Phun Pha đấu Thành phẩm Thành phẩm Đóng chai

Thuyết minh qui trình:

-Xử lý nguyên liệu: rửa, loại bỏ tạp chất. - Tạo chượp: trộn cá và muối theo tỷ lệ 3:1 - Cài nén: Dùng vật nặng ép chặt khối chượp

- Chăm sóc (đánh quậy): Khi chượp chín và bắt đầu phân huỷ thường xuyên tiến hành đánh quậy, đảo đều, lọc nước bởi luồng nước.

- Rút: khi chượp đã phân huỷ hoàn toàn tiến hành rút náo đảo.

- Nước mắm phun: là công đoạn phun nhằm làm tăng độ trong của nước mắm.

- Pha đấu: Việc pha đấu sẽ tiến hành theo yêu cầu của thị trường có thể nhập kho thành phẩm hoạc đóng chai theo qui định

Để tận dụng bã chượp người ta tiến hành nấu bã và rút nước hâm. Đồng thời bước đầu sử dụng các máy đơn giản hạn chế công việc nặng nhọc giải phóng cho người công nhân như cơ giới hoá giai đoạn đánh quậy, xử dụng các xilô chứa nước mắm hạn chế hao hụt, tăng năng suất lao động.

Do có sự cải tiến trong qui trình sản xuất công ty đã cho ra sản phẩm có chất lượng và có độ trong hơn. Nhờ vậy mà nó thích hợp cho việc đóng chai tiêu thụ ở những địa phương có thu nhập cao.

Như vây, so với qui trình sản xuất nước mắm truyền thống thì công ty đã rút ngắn được thời gian tạo chượp từ đó rút ngắn được chu kỳ sản xuất xuống còn 5- 6 tháng .

Sơđồ 2.3: Qui trình sản xuất mắm chai:

Thuyết minh qui trình:

- Súc rửa chai: vỏ chai trước khi đóng phải được súc rửa thật kỹ

- Tráng lại nước mắm: Sau khi súc rửa sạch thì ta phải tráng lại nước mắm cho đảm bảo hợp vệ sinh.

- Rút nước mắm vào chai: Nước mắm đã đựoc chuẩn bị thật kĩ là đã qua ủ, lọc, và đạt tiêu chuẩn mùi hương thật tốt mới tiến hành đóng vào chai.

Súc rửa chai

Tráng lại nước mắm

Rút nước mắm vào chai

Đóng chai Khò màng co rút chai Dán mác Vào thùng Carton Dán mác KCS Thành phẩm nhập kho

- Đóng nút chai cho thật chặt theo từng loại chai, không rò rỉ ra ngoài - Khò màng co rút chai: Bỏ màng co đã cắt sẵn vào nút chai đã đóng sau đó khò thật ôm khít lấy nút miệng chai.

- Dán mác, nhãn: Trước khi dán phải lau chùi chai mắm cho thật sạch và khô rồi mới dán mác đã được in ngày sản xuất.

- Vào thùng carton: Sau khi chai mắm đã hoàn chỉnh thì tiến hàng bỏ vào thùng carton theo loạimắm chai.

- Dán mác KCS: Để đảm bảo thành phẩm nhập kho đã qua KCS kiểm tra, đồng thời thể hiện trách nhiệm của người đóng gói.

- Thành phẩm đóng chai đã hoàn thành nhập kho.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)