Sự cần thiết của biện pháp:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 94)

Xúc tiến bán hàng có vai trò quan trọng trong các mục tiêu thông tin, thuyết

phục, nhắc nhở Một công ty có chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng

cao, hình thức mẫu mã hấp dẫn nhưng nếu sản phẩm đó không được khách hàng biết đến thì không thể tiêu thụ được. Hiện nay các hình thức quảng cáo, khuyến mãi của

công ty còn quá đơn điệu, mới chỉ tham gia hội trợ triển lãm, việc bán hàng trực tiếp

chưa được chú trọng, mới chỉ có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt ngay trước cổng

công ty. Vì vậy để khách hàng biết đến thương hiệu của Công ty từ đó đi đến quyết định mua thì công ty phảiđẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng.

2/Nội dung của biện pháp:

Đểđẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng Công ty cần phải:

* Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo:

Công ty cần phải tận dụng mọi hình thức quảng cáo qua Catalogue, áp phích, qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè, PR…Nếu có điều kiện thì áp dụng các hình thức quảng cáo trên tivi, báo chí nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, quảng bá

thương hiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng về những lợi ích và sự hấp dẫn của sản

phẩm, đặc biệt là tăng lòng ham muốn của họ.

* Tăng cường hình thức khuyến mãi:

Các hình thức khuyến mãi của công ty còn quá đơn điệu, chủ yếu áp dụng cho các khách hàng lớn. Để tạo được ấn tượng đối với khách hàng, hấp dẫn khách hàng tiềm năng, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các đại lý của công ty từ đó làm tăng doanh số

bán, góp phần làm tăng doanh thu thì công ty cần tăng cường các hình thức khuyến

mại:

- Đối với người tiêu dùng: Công ty có thể áp dụng các hình thức quà tặng hay phiếu mua hàng giảm giá:

+ Quà tặng: Sử dụng những quà tặng mang thương hiệu Ninh Cơ, có thể là sản phẩm của Công ty hoặc sản phẩm mua ngoài như lịch, móc chìa khoá…có in biểu tượng Ninh Cơ. Công ty nên thường xuyên thay đổi cơ cấu quà tặng để tránh sự

nhàm chán.

+ Phiếu mua hàng giảm giá: Công ty phát phiếu mua hàng giảm giá tại

các đại lý lớn của Công ty. Mức giá giảm thường là 5% đến 7% tuỳ thuộc vào mặt

hàng, và tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh.

- Đối với các đại lý lớn của Công ty ( trung gian phân phối ): Để thức đẩy mối

quan hệ của Công ty đối với mạng lưới phân phối, từ đó tạo động cơ lấy hàng ngày càng nhiều của các trung gian phân phối. Công ty nên tiến hành hoàn thiện các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là chiết giá cho các đại lý mua nhiều:

+ Giá trị từ 05-10 triệu: giá khác

+ Giá trị từ 10-19 triệu: Hưởng chiết khấu 1%

+ Giá trị từ 20-29 triệu: Hưởng chiết khấu 2%

+ Giá trị từ 30-39 triệu: Hưởng chiết khấu 3%

+ Giá trị từ 40-49 triệu: Hưởng chiết khấu 4%

Được hưởng triếu khấu giá giúp các nhà phân phối cẩm thấy vui hơn và họ sẽ

tích cực bán và quảng cáo sản phẩm của công ty hơn.

* Tham gia hội chợ triển lãm :

Hiện nay công ty cũngđã tham gia hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng

cao. Tuy nhiên để nguồn lực bỏ ra có hiệu quả thì khi tham gia hội chợ triển lãm công ty cần phải xác định rõ mụcđích và phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Mục tiêu tham gia hội chợ

triển lãm là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại, tìm kiếm nhà phân phối, tiếp xúc với khách hàng, quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Vì thế công ty cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ thông tin.

* Giao tế:(PR)

- Công ty nên tăng cường tham gia các hoạt động xã hội như: Tài trợ các chương trình thể thao đặc biệt tại địa phương, tài trợ cho các quĩ khuyến học của địa

phương hay quĩđềnơn đáp nghĩa…

- Công ty liên hệ với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở… để tài trợ các quĩ học bổng cho các học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó.

- Quan tâm đến vệ sinh môi trường…

Qua hoạt động giao tế công ty đã tạo được sự gần gũi với người dân và in đậm hình

ảnh thân thiện Ninh Cơ vào trong tâm trí khách hàng.

* Đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tiếp:

Hiện nay Công ty chỉ có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt ngay trước cổng công ty để đẩy mạnh hoạt động phân phối trực tiếp sản phẩmđến tay người

tiêu dùng. Công ty nên thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các thị trường

trọngđiểm của mình như: Thái Bình, Hà Nội…nếu có điều kiện công ty có thể mở một

cửa hàng đại diện cho các tỉnh phí Nam vì thị trường phía Nam hiên nay cũngđã tiêu thụ một lượng khá lớn sản phẩm của công ty.Các cửa hàng đó phải do chính nhân viên của Công ty đẩm nhận. Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra công ty cần có một lực lượng

+ Ngoại hình tương đối

+ Có sức khoẻ, tự tin, nhanh nhẹn, lịch sự.

+ Có khả năng giao tiếp tốtđể giới thiệu, quảng bá và thuyết phục khách hàng.

* Phát triển thương mại điện tử:

Trong thờiđại công nghệ thông tin, Internet đang ngày càng trở thành công cụ

hữu hiệu trong thương mại điện tử, vì thế việc sử dụng trang Web là nhu cầu thiết yếu

của các công ty hiện nay. Khi các thông tin về công ty và sản phẩm đượcđưa lên mạng

Internet thông qua trang Web khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm và cập nhật

thông tin. Yêu cầu của khách hàng được chuyểnđến nhanh và công ty có thể phục vụ

tốt hơn. Chính trang Web là công cụđể giảm chi phí phục vụ khách hàng, tạo điều kiện

tăng doanh thu đồng thời tăng uy tín, nhận thức của khách hàng đối với công ty. Vì thế

công ty cần xây dựng cho riêng mình một trang Web để khi khách hàng có nhu câu truy cập, tìm hiểu về công ty sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây là công cụ để công ty đẩy mạnh xúc tiến bán hàng và quảng cáo thương hiệu sản phẩm của mình thúc đẩy

hoạtđộng tiêu thụđược tốt hơn.

3/Hiệu quả mang lại:

- Góp phần thúc đẩy hoạtđộng tiêu thụ được tốt hơn - Khách hàng có ấn tượng tốt về công ty.

- Thương hiệu Ninh Cơ của công ty được nhiều người biếtđến. - Công ty đào tạođượcđội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Biện pháp 3: Hoàn thiện cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1/ Sự cần thiết của biện pháp:

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, vì thế nhu cầu

“ăn no, mặc ấm” không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là nhu cầu về “ăn ngon, mặc đẹp”. Đây là một trong nhữngđiều kiện để công ty có thê tăng sản lượng tiêu thụ lên bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế chất lượng sản phẩm có tầm quan

tranh được trên thị trường và đây còn là biện pháp hữu hiệu để kết hợp giữa lợi ích

công ty, của người tiêu dùng, của xã hội và người lao động.

2/ Nội dung của biện pháp:

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố chính yếu để khách hàng tìm

đến công ty. Chất lượng ở đây không chỉ dừng lại ở việc hội tụ chất lượng trong sản

phẩm mà nó còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hay không, giá cả, khối lượng, chủng

loại…có đúng thời điểm hay không thì mới được gọi là một sản phẩm chất lượng.

Nhưng nói đến chất lượng công ty cần phải quan tâm đến: xuất xứ của sản phẩm đó, bên trong những phẩm đó được kết tụ như thế nào. Điều này dựa vào những chỉ số kinh

tế kỹ thuật theo những tiêu chuẩn nhất định, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt chú trọng đến những sản phẩm đã được bằng chất lượng và được người tiêu dùng chấp nhận. Thường người tiêu dùng hay căn cứ vào xuất xứ sản phẩm, nhãn hiệu để tiêu dùng.

Ngoài ra công ty cũng cần phải chú ý đến việc cải tiến và nâng cao chất lượng

sản phẩm bằng cách:

- Quản lý chất lượng của công ty cần phải lập một nhóm chuyên gia về chất

lượng cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh để giúp đỡ kiểm tra, kiểm soát nhưng cần kết hợp và nhấn mạnh tinh thần tự chiụ trách nhiệm, tự kiểm tra chất lượng ở mọi

khâu sản xuất và ở mọi thành viên.

- Tổ chức thu mua một cách thích hợp, nhanh chóng trong khâu tiếp nhận

nguyên vật liệu, thu mua nguyên vật liệu có chất lượng cao để đáp ứng đầu ra , thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng để mang lại lợi nhuận và uy tín cho công ty.

- Đầu tư khoa học kỹ thuật, hạn chế làm thủ công, chế biến chỉ được cho các

phụ gia đảm bảo sản phẩm có thê sử dụng ngay phù hợp với đời sống công nghiệp. Đặc

biệt nghiêm cấm sử dụng chất bảo quản, kích thích…

- Tính toán chính sách chặt chẽ và phân tích các chi phí chất lượng để đảm

- Chú ý đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất chế biếnở những khâu của

quá trình sản xuất mà quyết định đến chất lượng.

- Nâng cao tay nghề của công nhân với hình thức tổ chức thực hiện tay nghề

và bồi dưỡng đào tạo… đặc biệt là chấp hành tốt các tiêu chuẩn về vệ sinh.

- Không ngừng tìm hiểu ý thích thị hiếu người tiêu dùng để có sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của từng vùng, của từng địa phương.

- Công ty cần tăng cường chất lượng nước mắm lên 35gN/l, 40gN/l để có

thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

3/ Hiệu quả mạng lại:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp công ty khẳng định được thương hiệu

của mình trên thị trường.

- Nâng cao được tay nghề của công nhân trong việc kiểm tra chất lượng sản

KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực tập tại Công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các

thầy cô cùng các anh chị trong công ty, với những kiến thức đã học em đã rút ra được

vài ý kiến đề xuất, với những ý kiến này chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất nhưng em hy vọng sẽ góp phần làm cho hoạt động tiêu thụ của công ty ngày càng có hiệu quả

hơn.

* Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần đầu tư thích hợp cho việc đổi mới công nghệ, nâng cấp các điều

kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt lao động chân tay để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Hướng dẫn các ngư dân thực hiện các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm

trong quá trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, tăng cường kiểm soát

dư lượng kháng sinh.

- Nhà nước phải tăng cường kiểm soát chất thải môi trường, tổ chức xúc tiến

thương mại, tham gia hội chợ triển lãm.

* Đối với công ty:

- Chủ động tìm kiếm nhu cầu thị trường, cần quan tâm hơn nữa công tác tiêu thụ, đặc biệt là công tác Marketing, nhu cầu thị trường tạo điều kiện mở rộng thị trường

và nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty.

- Thành lập bộ phận Marketing, phát triển sản phẩm mới, nâng cao trình độ

công nhân viên, đặc biệt là tay nghề cảu lao động.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí dẫn đến giảm giá

thành, từ đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo mối quan hệ tốt với các ngư dân và nhà cung ứng, bên cạnh đó phải luôn

luôn tìm những nhà cung ứng mới để không bị lệ thuộcvào một nhà cung ứng.

KẾT LUẬN

Cùng với sự đi lên của đất nước thì đời sống của người dân cũng được nâng

cao. Chính vì thế mà đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội để phát triển.

Công ty cổ phần chế biến hải sản Nam Định cũng là một trong các công ty

bước đầu đã hoà nhập và thành công trong thời kỳ phát triển này. Nhưng đây cũng là một trong những khó khăn mà công ty cần phải vượt qua, bởi công ty phải đối đầu với

rất nhiều các doanh nghiệp song song tồn tại với mình. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm

trong nền kinh tế thị trường là việc sống còn đối với công ty, đây là khâu rất quan trọng

của quá trình tái sản xuất và là chiếc cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Để thực hiện tốt công tác tiêu thụ công ty cần phải giải quyết một số vướng mắc

trong quản lý , trong công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và đặc biệt

là phải làm sao vượt lên trên đối thủ cạnh tranh của mình. Công ty cần phải khắc phục

những khó khăn đồng thời vận dụng những thuận lợi của công ty và cơ hội mà thị

trường đem lại để chớp lấy thời cơđể giúp công ty mình tiêu thụ được nhiều sản phẩm

và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ mà hiện nay công ty còn đang bỏ ngỏ.

Với cuốn đề tài này, việc phân tích thực trạng về công tác tiêu thụ cũng như

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã đưa ra một số biện pháp nhằm góp

phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ của công ty. Song, với kiến thức bản thân còn hạn chế

cộng với kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên việc hoàn thành cuốn đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô cùng các cô chú trong Công ty và em rất mong những đề xuất của mình sẽ góp phần nhỏ bé cho sự phát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)