HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu từ và phát triển BIDV chi nhánh tpthanh hóa,tỉnh thanh hóa (Trang 40)

2.1.4.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Điểm khác nhau trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường là: Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động dựa trên vốn tự có là chính. Vì vậy, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của các ngân hàng.

Hiệu quả là cái đích, là mục tiêu lớn nhất mà mỗi chủ thể, thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải hướng tới vì hiệu quả chính là nhân tố cấu thành lợi nhuận cuối cùng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao thì lợi nhuận tạo ra càng lớn, là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, do đó tính hiệu quả trong mọi hoạt động luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm đến, một trong những hoạt động đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện có hiệu quả đó là hoạt động huy động vốn.

Hiệu quả huy động vốn là một khái niệm chung khái quát mục tiêu của công tác huy động vốn: Huy động tổng hợp các nguồn vốn khác nhau với một cơ cấu hợp lý, mức chi phí thấp nhất, rủi ro thấp nhất, tính ổn định cao và lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đó là tối ưu.

Huy động vốn là hoạt động cơ bản của ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, mặt khác vốn của ngân hàng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho nên hiệu quả của công tác huy động vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong mọi hoạt động của Ngân hàng thương mại

2.1.4.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn

Hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với mọi biến động của nền kinh tế. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội thay đổi ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng và hoạt động huy động

vốn nói riêng và đòi hỏi ngân hàng phải có những điều chỉnh cơ cấu, chính sách phù hợp. Do vậy, một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả không chỉ tính đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại mà đảm bảo thích nghi, thay đổi kịp thời đối với những biến động của thị trường.

Hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :

Tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định ở đây bao gồm ổn định về khối lượng, thời gian, giá cả, tốc độ tăng trưởng...Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn huy động được phải luôn ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản. Kết quả, trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lớn là mất khách hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động được ổn định, mặt dù quy mô nhỏ nhưng có thể sử dụng số tiền đó vào các hoạt động chắc chắn, lâu dài và thu được lợi nhuận cao.

Quy mô nguồn vốn huy động tăng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được lại không đạt được quy mô theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh, cơ cấu vốn không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn. Đối với ngân hàng, mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, do đó trong công tác huy động vốn nếu cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới

sự biến đổi trong cơ cấu đầu ra: cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Vấn đề đặt ra là ngân hàng không chỉ quan tâm đến cơ cấu, khối lượng nguồn vốn huy động mà còn phải quan tâm tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đó: nó ổn định hay biến động? Vì sẽ là rất khó khăn khi đưa ra quyết định sử dụng vốn nhưng lại không kiểm soát hay không dự đoán được xu hướng biến động của nguồn vốn huy động.

Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động huy động vốn vì nó quyết định trực tiếp tới phương thức sử dụng vốn và đặc biệt hơn cả là lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí huy động vốn là tất cả những khoản chi phí mà ngân hàng phải chi ra phục vụ cho công tác huy động vốn. Chi phí huy động vốn phải đựơc xác định vì ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình tổ hợp các nguồn vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất, việc tính toán chi phí huy động vốn tương đối chính xác được coi là yếu tố cơ bản để xác định lợi ích mà ngân hàng thu được từ tài sản có sinh lời. Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ không cao nếu như chi phí huy động quá cao vì cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng được tính bằng công thức: tổng doanh thu - tổng chi phí. Do vậy, chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận vì chi phí huy động thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng.

Thành phần cơ bản của chi phí vốn huy động của ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi tiền gửi và tiền vay) và chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Chi phí huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi

Chi phí huy động vốn được đánh giá qua chỉ tiêu truyền thống như:

Tỷ trọng các khoản mục chi phí (1).

Chỉ số (1) = Số chi cho từng khoản mục x 100 (%) Tổng chi phí

Qua chỉ số này, chúng ta có thể biết được kết cấu các khoản chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh.

Lãi suất bình quân đầu vào (2):

Chỉ số (2) = Tổng chi phí trả lãi x 100 (%) Tổng số vốn huy động bình quân

Chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí huy động là chi phí trả lãi tiền gửi, nó là yếu tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần phải phân tích cụ thể chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào.

Theo quy luật kinh tế, lãi suất huy động vốn đầu vào càng cao thì càng kích thích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Lãi suất huy động càng cao thì lãi suất cho vay cũng phải cao để có thể bù đắp các chi phí và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng khi lãi suất này lên quá cao thì vượt quá khả năng của người đi vay, từ đó dẫn tới ứ đọng vốn. Lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay là một trong những công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các Ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của ngân hàng và với mỗi ngân hàng. Trên cơ sở tác động của hàng loạt các yếu tố như khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia, nhu cầu đầu tư của cá nhân và hộ gia đình, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác, trình độ phát triển của thị trường tài chính, khả năng sinh lời của ngân hàng, độ an toàn của ngân hàng…, hình thành nên lãi suất huy động của NHTM.

Vậy nên, giả thiết coi tất cả các yếu tố khác là như nhau thì ngân hàng nào có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà không phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn thì ngân hàng đó sẽ có mức lợi nhuận cao hơn.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Ngân hàng không thể được coi là hiệu quả trong công tác huy động vốn nếu nguồn huy động được lại thiếu hoặc thừa so với nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, ngân hàng cần xây dựng chính sách huy động dựa trên chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho nguồn vốn huy động đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn.

Việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu, ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu ấy.

Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn huy động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, theo tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế khác. Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn.

Các chỉ tiêu sử dụng khi phân tích cơ cấu vốn và khả năng đáp ứng của vốn huy động gồm:

Chỉ số (3) = Vốn huy động x 100 (%)

Vốn tự có

Chỉ tiêu này cho biết khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng thương mại.

Chỉ số (4) = Số dư từng khoản mục tài sản cóVốn huy động x 100 (%) Chỉ tiêu này cho biết hệ số sử dụng vốn huy động cho từng khoản mục tài sản có của ngân hàng, qua đó cho biết khả năng cung ứng vốn của ngân hàng thương mại cho nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và có vai trò quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu từ và phát triển BIDV chi nhánh tpthanh hóa,tỉnh thanh hóa (Trang 40)