Huy động vốn là công việc đầu tiên và là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động này chính là việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, BIDV chi nhánh Tp.Thanh Hóa đang huy động gửi tiền cả bằng VNĐ cũng như USD. Để hiểu rõ được vấn đề này, chúng ta cùng đi xem xét tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Tp.Thanh Hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu dưới đây. Nguồn vốn huy động được xem xét trên 3 góc độ: theo đối tượng khách hàng, theo loại tiền và theo kì hạn.
4.1.1.1 Sự biến động vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Nguồn vốn huy động tại NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa được phân làm 3 loại đó là: Tiền gửi dân cư (tiền gửi của các cá nhân, hộ gia đình; tiền gửi tiết kiệm); tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi khác (tiền gửi của tổ chức tín dụng và tiền gửi tổ chức khác)
Bảng 4.1: Huy động vốn từ khách hàng của NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa (2010 – 2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 SSBQ (Trđ) % (Trđ) % (Trđ) % (%) TNV huy động 378.149 100 442.347 100 586.033 100 124,49 - HĐ từ dân cư 298.917 79,05 375.348 84,85 501.301 85,54 129,50 - HĐ từ TCKT 9.848 2,60 8.561 1,94 11.964 2,04 110,22 - HĐ khác 69.384 18,35 58.438 13,21 72.768 12,42 102,41
(Nguồn: Báo cáo NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa)
nguồn vốn huy động (hơn 80%) và tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2010 huy động từ dân cư đạt 298.917 triệu đồng thì tới năm 2012 con số này đã là 501.301 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân đạt 129,50%, trung bình mỗi năm huy động từ dân cư tăng 29,50% (tương đương với 88.150 triệu đồng). Số liệu trong 3 năm cho thấy NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa có thế mạnh về huy động vốn từ lực lượng dân cư. Đây là lợi thế của ngân hàng bởi lực lượng dân cư luôn có số lượng đông đảo trên địa bàn huyện. Đạt được điều này là do ngân hàng đã tiếp cận được với người dân, ngân hàng đã len lỏi và tạo được sự ảnh hưởng của mình tới từng hộ gia đình. Và chính bản thân người dân trên địa bàn huyện đã luôn coi NHTMCP BIDV là nơi họ có thể tin tưởng nhất khi cần tới các dịch vụ từ ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đó thì việc huy động vốn từ lực lượng dân cư cũng mang lại những bất lợi đáng kể cho ngân hàng bởi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường cao hơn lãi suất huy động của các hình thức khuy động khác. Mặt khác, do nguồn vốn này rất nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất, tức là khách hàng đã có sự tính toán trước nhằm mục đích thu lợi từ việc gửi tiền. Vì vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này cho thấy giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh với nhau gay gắt và quyết liệt, khi lãi suất giữa các ngân hàng tương đương nhau thì việc nâng cao chất lượng phục vụ, bố trí mạng lưới thuận tiện đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi và lĩnh tiền của ngân hàng là yếu tố rất quan trọng.
Về mặt lý thuyết thì nguồn vốn này có tính ổn định cao, tuy nhiên nếu lãi suất huy động của các ngân hàng chênh lệch lớn và uy tín không tốt thì khách hàng sẽ rút tiền ồ ạt để gửi vào ngân hàng có mức lãi suất và uy tín cao hơn. Một trong những đảm bảo để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào
ngân hàng là khả năng thanh khoản cả gốc và lãi cho những khoản tiền gửi đến hạn, đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi.
Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề thu hút vốn từ dân cư, ngoài các hình thức huy động tiết kiệm thông thường. NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa còn tuyên truyền, khuyên khích khách hàng mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Đến nay, tại NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa số tài khoản này không những lớn về mặt số lượng mà các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân cũng được gửi vào đó. Tuy nhiên, do phong tục tập quán của dân chúng chưa quen với việc không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày, do các công cụ thanh toán đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu cáp thiết của dân chúng, thu nhập của dân chúng chưa có điều kiện để tích luỹ, nên việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân mới đạt được kết quả hạn chế.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp nhất (trung bình 3 năm từ 2010 – 2012 khoảng trên 2%). Cuối năm 2012, huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 2,04% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể giải thích là do lãi suất tiền gửi dành cho các TCKT gửi tiền là chưa cao. Mặt khác, trên địa bàn huyện các TCKT cũng chưa thật sự có nhiều đó còn chưa kể tới các TCKT lớn thì lại càng ít. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ khu vực này là tương đối thấp. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng qua các năm (từ 9.848 triệu đồng năm 2010 lên 11.964 triệu đồng năm 2012), điều này chứng tỏ NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa đã dần trở thành người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đây lại là những tổ chức có số dư lớn nên có nhiều ngân hàng tìm cách lôi kéo khách hàng về phía mình. NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa đội ngoài ưu đãi lãi suất theo thoả thuận, còn có chính sách cho các tổ chức này như đối với dân cư đó là thời gian gửi trên 3 tháng mà có nhu cầu rút
NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa sẽ ưu đãi cho khách hàng rút theo mức lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn…
Ngoài việc huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế là nguồn huy động chính thì vốn vay, tiền gửi của các tổ chức khác tại BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động từ hình thức này chiếm tỷ trọng 18,35% trong tổng nguồn vốn huy động sau đó giảm xuống còn 13,21% năm 2011 và chỉ còn 12,42% trong năm 2012. Tuy nhiên, về mặt số lượng thì lại tăng từ 69.384 triệu đồng năm 2010 lên 72.768 triệu đồng năm 2012, TĐPTBQ đạt 102,41%.
Các khoản tiền gửi trên tăng đều từ năm 2010 đến năm 2012 được lý giải là do ngân hàng đã tạo được niềm tin của nhân dân cũng như các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh.
4.1.1.2 Sự biến động vốn huy động theo loại tiền
Trong công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng việc xác định chính xác về giá trị, lãi suất và quan trọng hơn là thời hạn của các loại đồng tiền gửi khác nhau. Điều đó giúp cho ngân hàng có được các mối quan hệ tốt đối với các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có nhu lớn về ngoại tệ một cách tốt hơn. Để thấy rõ vấn đề này ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Huy động vốn bằng các loại tiền của NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa (2010 – 2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 SSBQ (Trđ) % (Trđ) % (Trđ) % (%) TNV huy động 378.149 100 442.347 100 586.03 3 100 124,49 - Nội tệ 339.597 89,81 405.87 4 91,75 554.13 0 94,56 127,74 - Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 38.552 10,09 36.473 8,25 31.903 5,44 90,97
Trong cơ cấu vốn huy động của NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa, tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm ưu thế rõ rệt so với vốn huy động bằng ngoại tệ và hàng năm đều có mức tăng trưởng tốt. Cụ thể, tính trung bình cho 3 năm 2010 - 2012 thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm khoảng trên 90% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010, vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng 89,81% tổng nguồn vốn huy động và lần lượt là 91,75%, 94,56% trong 2 năm 2011 và 2012. Tốc độ phát triển bình quân đạt 127,74%, tức là trung bình mỗi năm nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng 27,74% (tương đương 94.204 triệu đồng). Trong khi đó, huy động vốn ngoại tệ giảm từ 38.552 triệu đồng (tương đương 10,09%) năm 2010 về còn 31.903 triệu đồng (trương đương 5,44%) năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân là 90,97%, điều này đồng nghĩa trung bình mỗi năm nguồn huy động ngoại tệ giảm 9,03% (tương đương với 3.491 triệu đồng)
Xu hướng chung khi gửi tiền vào ngân hàng khách hàng vẫn thích gửi tiền bằng VNĐ hơn do lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ thấp hơn rất nhiều so với VNĐ. Việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất cho vay từ đó lãi suất huy động bằng USD của các ngân hàng luôn giảm mạnh. Hơn thế nữa nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như trong dân cư còn thấp.
Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
4.1.1.3 Sự biến động vốn huy động theo kì hạn
Tiền gửi có kỳ hạn thể hiện tính ổn định cao trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong khi tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm.
Trong tổng nguồn vốn huy động ta thấy nguồn vốn huy động kỳ hạn ngắn là chủ yếu vì mục đích chính của khách hàng là sử dụng sản phẩm này để được hưởng mức lãi suất cao hơn, bên cạnh đó còn được tham gia các chương trình khuyến mãi của ngân hàng. Điều đó làm cho ngân hàng bị động trong việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi để đầu tư kinh doanh dài hạn. Tuy nhiên ngân hàng cũng có chính sách cho khách hàng có nhu cầu rút trước hạn sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc có thể được ngân hàng chiết khấu theo lãi suất tiền vay cầm cố tại thời điểm rút, tạo tâm lý thoải mái cho người gửi tiền và thuận tiện cho nhu cầu vốn của dân cư đối với những sản phẩm tiết kiệm dài hạn song tỷ trọng sản phẩm này vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng tiền gửi của chi nhánh và chưa thấy có những dấu hiệu khả quan hơn. Để thấy rõ hơn ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Huy động vốn theo kỳ hạn của NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa (2010 – 2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 SSBQ (Trđ) % (Trđ) % (Trđ) % (%) TNV huy động 378.149 100 442.347 100 586.033 100 124,49 1. Không kỳ hạn 31.179 8,25 50.022 11,31 49.656 8,47 126,16 2. Có kỳ hạn 346.970 91,75 392.325 88,69 536.377 91,53 124,33 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 290.629 83,76 358.460 91,37 481.762 89,82 128,75 - TG có kỳ hạn 12 tháng trở lên 56.341 16,24 33.865 8,63 54.615 10,18 98,46 (Nguồn: Báo cáo NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa) - Nguồn vốn huy động không kỳ hạn: Hình thức huy động với lãi suất
thấp, ngân hàng có lợi khi huy động được lượng vốn rẻ này. Tuy nhiên thực tế tại BIDV chi nhánh Thanh Hóa lượng nguồn vốn huy động không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng trên 8% so với tổng nguồn vốn huy động (cao nhất là năm 2011, chỉ số này đạt 11,31%). Điều đó cho thấy sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn chưa được người dân trong huyện ưa chọn, hơn nữa sản phẩm này cũng
không mang tính ưu việt bằng hình thức mở tài khoản, nộp tiền vào tài khoản linh động hơn, thủ tục nhanh gọn hơn hình thức gửi tiết kiệm. Tốc độ phát triển bình quân đạt 126,16%.
- Tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng: Qua bảng số liệu cho thấy
trong cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu nằm ở kỳ hạn ngắn, đặc biệt là năm 2011 với sự biến động của thị trường tài chính cũng như sự nóng lên của lãi suất ngân hàng thì dân cư có xu hướng gửi tiền ngắn hạn chủ yếu là các hình thức gửi tiết kiệm với kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. So với kỳ hạn dài trên 12 tháng thì xu thế gửi tiền ngắn hạn ngày càng tăng, đặc biệt là những năm trở lại đây khi mà thị trường tài chính có nhiều biến động và sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như nhà đất, chứng khoán trở lên hấp dẫn. Tuy nhiên, xét về tiền gửi ngắn hạn thì tốc độ tăng giảm có những diễn biến thất thường như năm 2010 tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 83,76% tổng nguồn vốn huy động sau đó tăng lên 91,37% năm 2011 rồi lại giảm xuống còn 89,82% ở năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân đạt 128,75%.
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Đối với dân cư có nhu cầu gửi tiền
với kỳ hạn dài thì phần lớn là những khoản tiền gửi nhỏ lẻ của những người có thu nhập ổn định với tâm lý gửi tiền để cất trữ, các đối tượng khác chủ yếu ưa chuộng hình thức ngắn hạn vì hiện nay theo xu hướng chung với tâm lý của khách hàng ngân hàng cũng áp dụng cùng một mức lãi suất cho tất cả các kỳ hạn gửi điều đó giúp dân cư gửi tiền càng có cơ hội chọn các kỳ hạn vừa phải để được hưởng lãi suất biến động theo thị trường. Tuy nhiên, điều này làm ngân hàng không chủ động sử dụng được nguồn vốn ngắn hạn này để cho vay trung và dài hạn. Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động dài hạn có chiều hướng giảm theo nhu cầu của thị trường cụ thể từ 16,24%/TNV huy động năm 2010 xuống còn 10,18%/TNV huy động năm 2010. Tuy nhiên, xét theo số tuyệt đối thì mức giảm không là đáng kể từ 56.341 triệu đồng năm 2010 xuống còn 54.615 triệu đồng năm 2012 (TĐPTBQ đạt 98,46%, trung
bình mỗi năm giảm 1,54%). Điều này đòi hỏi chi nhánh cần phải có những định hướng về chính sách lãi suất, chính sách chăm sóc, quà tặng phù hợp để thức đẩy công tác huy động vốn dài hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của chi nhánh trong những năm tới.
Khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tư dài hạn bị hạn chế bởi nguồn vốn trung và dài hạn thấp và hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước như: Các ngân hàng thương mại chỉ được dùng không quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Các Ngân hàng thương mại luôn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn trung và dài hạn NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa cũng không nằm ngoài số đó. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, điều này cũng gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý kì hạn khi dùng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó để nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng tăng trưởng thì ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khách hàng cá nhân để phát triển các sản phẩm và các phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả. Một nhiệm vụ khó khăn được đặt ra đối với NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa là làm thế nào để mở rộng các hình thức huy động vốn trung, dài hạn nhưng với lãi suất thấp trong những năm tiếp theo.
4.1.1.4 Đánh giá chung
Như vậy có thể thấy rằng, nguồn vốn mà chi nhánh NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa huy động được là do nhiều nguồn khác nhau. Sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn huy động tại ngân hàng cho thấy việc thực hiện đồng bộ, nhất quán các biện pháp và nghiệp vụ của chính sách huy động vốn của Chi nhánh là rất tốt.
Trong các nguồn trên thì nguồn uỷ thác đầu tư và tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định hơn cả. Lý do chủ yếu người dân vẫn chưa tin tưởng tuyệt đối khi
gửi tiền vào ngân hàng và gửi tiền chỉ mang tính chất tạm thời. Điều này tạo