Có thể nói rằng lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực để nền kinh tế phát triển. Sản xuất phát triển dẫn đến lưu thông hàng hoá phát triển, khối lượng lưu thông ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại sử dụng đồng tiền riêng, giá trị khác nhau điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc giao dịch hàng hoá giữa các quốc gia với nhau.
Nắm bắt được tình hình đó, một số thương gia đã chuyển sang kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt đó là đổi tiền và kinh doanh tiền tệ. Công việc kinh doanh của các thương gia này làm cho khoảng cách giữa các quốc gia trở lên nhỏ bé và thu hẹp hơn. Đồng thời, tạo điều kiện buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn.
Ngày nay, hệ thống ngân hàng phát triển hiện đại hơn, có nhiều loại hình dịch vụ hơn so với thuở ban đầu.
2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của NHTM)( Theo Phan Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu
Thảo, 2002, Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ, NXB. Thống Kê.)
Hoạt động ngân hàng
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau:
– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế;
– Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
2.1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại
Ta có thể kể đến một số vai trò quan trọng của Ngân hàng thương mại như sau:
Thứ nhất: NHTM với hoạt động huy động vốn và cho vay đã giải quyết sự thiếu vốn tạm thời của nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh.
NHTM đóng một vai trò to lớn trong việc thu hút, huy động, tích tụ và tập trung các nguồn tài chính nhàn rỗi trong nền kinh tế góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có
khả năng chuyển hóa các khoản tiền gửi nhỏ lẻ và có các thời hạn ngắn thành khoản tín dụng lớn có thời hạn dài hơn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai: Hoạt động của các NHTM góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM đã rút ngắn tốc độ lưu thông hàng hóa tiền tệ trong nền kinh tế. Với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng đã làm giảm thời gian và chi phí thanh toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng ngân hàng là sự vận dụng trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Qua lãi suất tín dụng, ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp phải tăng cường công tác hạch toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí tăng khả năng sinh lời,… để có thể hoàn trả lãi vay và hoàn vốn cho ngân hàng mà vẫn thu được lợi nhuận.
Ngoài ra, công tác thẩm định chỉ cho vay hoặc đầu tư với những dự án có hiệu quả của ngân hàng đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm phương án sản xuất tối ưu, bố trí sản xuất hợp lý, hiệu quả để có cơ hội vay vốn ngân hàng và đây là điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng vốn vay một cách tối ưu.
Thứ ba: NHTM bằng hoạt động của mình đã sử dụng việc phân bố vốn giữa các vùng, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia.
Trong điều kiện ở Việt Nam, do sự khác nhau về điều kiện địa lý, tự nhiên và con người mà có sự chênh lệch về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố; hoặc khu vực nông thôn với thành thị. Nhờ hoạt động của mình và thông qua mạng lưới các chi nhánh, NHTM sẽ đứng ra điều hòa vốn, thu hút những nguốn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi đầu tư và cho vay ở
những nơi thiếu vốn, từ đó góp phần rút ngắn sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng.
Thứ tư: Ngân hàng hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Việc hoạch định các chính sách tiền tệ thuộc về NHTW nhưng để thực hiện được tốt các chính sách tiền tệ đó thì cần phải thông qua hệ thống các NHTM và các định chế tài chính trung gian khác. Các NHTM đóng vai trò là các trung gian tài chính trong nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động của chúng có vai trò to lớn tới các chính sách kinh tế cũng như hoạt động của nền kinh tế.
Thứ năm: NHTM là chiếc cầu nối giữa các nước, tạo môi trường quyết định phát triển ngoại thương, công nghiệp các ngành liên quan.
Để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động của NHTM cần được mở rộng, nhằm thúc đẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế toàn cầu.
Với hoạt động rộng khắp của mình, các NHTM có khả năng huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời giúp các doanh nghiệp xâm nhập các thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn, hiệu quả hơn và có khả năng cao nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu.( Theo Phan Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Ngân
hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ, NXB. Thống Kê.)