HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu từ và phát triển BIDV chi nhánh tpthanh hóa,tỉnh thanh hóa (Trang 91)

- KHÁCH HÀNG CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI KHOẢN TIỀN

4.2.2HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

4.2.2.1 Hạn chế

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các nội đung cụ thể về hoạt động huy động vốn tại NHTMCP BIDV Chi nhánh Tp.Thanh Hóa, cho thấy chi nhánh mặc dù đã đạt được một số kết quả rất đáng mừng, nhưng việc thực hiện chính sách và công tác huy động vốn tại chi nhánh vẫn còn có một số những hạn chế cần khắc phục, và nguyên nhân của sự hạn chế đó như sau:

Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh còn chưa hợp lý về thời hạn, lãi suất, nguồn hình thành với đồng tiền huy động được, điều này đã tác động tới nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn vốn ngoại tệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh, cơ cấu giữa tài sản nợ và tài sản có còn hàm chứa nhiều rủi ro.

Thứ hai, về chi phí huy động vốn, mức chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào của chi nhánh trong thời gian qua không có sự thay đổi là bao. Điều này đáng chú ý bởi nếu không thực sự tạo được khoảng cách rộng chênh lệch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của chi nhánh.

định. Do vậy mà dễ gây rủi ro cho hoạt động của chi nhánh, khi mà khách hàng của họ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Và cuối cùng, chi nhánh đã áp dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động cùng với hệ thống NHTMCP BIDVViệt Nam và các ngân hàng thương mại khác, nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế so với các ngân hàng thương mại khác, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nước ngoài. Các dịch vụ, phương tiện thanh toán, các tiện ích mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng song quy mô còn nhỏ và chưa thực sự được quan tâm đúng mức, như dịch vụ rút tiền tự động đã áp dụng nhưng quy mô và phạm vi còn nhỏ, vào những ngày nghỉ, ngày lễ lại không thực hiện giao dịch

4.2.2.2 Nguyên nhân

Chủ quan

Các công cụ huy động vốn chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn, loại đồng tiền gửi. Mặc dù năm 2010 đã áp dụng hình thức tiết kiệm có thưởng, và tiết kiệm bậc thang nhưng kết quả thu được chưa thực sự cao, nguồn chủ yếu là nguồn ngắn hạn và nội tệ. Chi nhánh chưa quan tâm tới phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

Mạng lưới cơ sở hạ tầng của chi nhánh ít, với 2 phòng giao dịch trực thuộc, cho nên hạn chế rất nhiều cho công tác huy động vốn và tiếp xúc với khách hàng của chi nhánh.

Công nghệ ngân hàng mặc dù được ứng dụng đầu tư, chi nhánh đã triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục cụ cho việc thanh toán, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, cùng một số phần mềm khác đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Khách quan

- Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, mức tăng trưởng toàn cầu thấp, thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế diến biến phức tạp, đầu tư nước ngoài có sự giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng và kéo dài, lưu thông hàng hoá bị chững lại, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm (do giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh mẽ). Thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều bất ổn. Chỉ số chứng khoán (VN Index) đang ở mức thấp, chưa khuyến khích đông đảo các nhà niêm yết và nhất là các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư nước ngoài liên tục giảm trong 2 năm 2010, 2011. Những nhân tố đó làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh Thanh Hóa. Ngoài ra, tình hình kinh tế như vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.

- Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiều khi không phù hợp với thực tế. Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.

- Thị trường tài chính trong nước chưa thực sự phát triển, hiện nay tuy đã có thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường chứng khoán nhưng quy mô và

hiệu quả của nó mang lại cho nền kinh tế chưa cao, nhất là thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế.

- Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các TCTD, TCTC ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của chi nhánh, khi mà tuổi đời của chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt).

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu từ và phát triển BIDV chi nhánh tpthanh hóa,tỉnh thanh hóa (Trang 91)