Bài 1: Một gen có 3900 liên kết hidrô và hiệu số giữa Guamin với loại nucleotit khác không bổ sung với nó bằng 10% tổng số nucleotit của gen, hãy xác định:
a) Số lượng từng loại nucleotit của gen.
b) Số lượng từng loại nucleotit của gen có trong tế bào khi tế bào chứa gen đó đang ở kì giữa của nguyên phân.
c) Số lượng từng loại nucleotit của gen sau khi gen bị đột biến ở các dạng(cho biết đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotit).
Bài 2: Một phân tử mARN được tổng hợp từ một gen có chiều dài 0,306 μm. có tỷ lệ A: G : U : X lần lượt là: 20%; 15%; 40%; 25%.
a) Số lượng từng loại ribonucleotit của mARN. b) Số lượng từng loại nucleotit của gen.
c) Gen bị đột biến mất một cặp nu. Xác định số liên kết hidro của gen đột biến
Bài 3: Khi nghiên cứu thành phần nucleotit trên phân tử mARN và trên 2 mạch đơn của gen đã tổng hợp mARN đó người ta thu được kết quả sau:
A G T X U
Mạch 1 ADN 20% 30% 10% 40%
Mạch 2 ADN 10% 40% 20% 30%
mARN 20% 30% 40% 10%
a) Hãy xác định mạch nào của gen là mạch khuôn tổng hợp phân tử mARN đó, giải thích
b) Nguyên tắc bổ sung và nghuyên tắc ngược chiều thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền?
Bài 4: Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg.
a) Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích.
b) Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 91
Bài 5: Ruồi giấm 2n = 8, bộ NST được kí hiệu là AaBbDdXX và AaBbDdXY. Trong quá trình phát sinh giao tử có hiện tượng đột biến xảy ra ở cặp NST được ký hiệu Bb.
a) Viết kí hiệu bộ NST trong các trường hợp đột biến thể: tam nhiễm; một nhiễm; đơn nhiễm; khuyết nhiễm.
b) Cho biết cơ chế ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.
Bài 6: Bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: A, B, C, D. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau:
Số lượng NST đếm được ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V VI A 3 3 3 3 3 3 B 4 4 4 4 4 4 C 4 2 4 2 2 2 D 2 2 3 2 2 2
a) Xác định tên gọi của bốn thể đột biến A, B,C, D b) Nêu cơ chế hình thành dạng thể đột biến D.
Bài 7: Kết quả một phép lai như sau:
P (thuần chủng): Dòng mắt đỏ x Dòng mắt trắng F1: 100% mắt đỏ
F2: 3/4 mắt đỏ : 1/4 mắt trắng
Tính trạng màu mắt di truyền như thế nào?
Bài 8: Trong sơ đồ phả hệ sau, xác xuất của cá thể được đánh dấu mắc bệnh là bao nhiêu?
Nữ bình thường Nam bình thường Nữ mắc bệnh Nam mắc bệnh
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 92
Bài 9: Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen AB
ab (chỉ xét trong trường hợp không có đột biến và hoán vị gen) a) Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó. b) Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Bài 10: Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ,
hãy cho biết:
a) Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích.
b) Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về cả 3 cặp gen trên.
Bài 11
a) Để tạo ra nguồn biến dị di truyền cho công tác chọn giống cây trồng người ta thường áp dụng những phương pháp nào? Nêu các bước cần thiết để tạo giống cây trồng có ưu thế lai cao.
b) Cho lai hai cơ thể thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ, ở thế hệ cuối cùng thu được tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp là 87,5%.
- Xác định số thế tự thụ phấn và tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ cuối cùng. - Có nhận xét gì về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ cuối cùng so với thế hệ F1? Sự thay đổi đó dẫn đến hậu quả gì đối với kiểu hình.
Bài 12: Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ không khí trong một ngày tại hai địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.
Nhiệt độ (oC) 40 35 30 25 20 6 giờ sáng Giữa trưa 6 giờ chiều Nửa đêm Vùng trống Dưới tán rừng
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 93
a) Quan sát biểu đồ và mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và
độ ẩm không khí trong một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi địa điểm nêu trên.
b) Hãy so sánh các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật thường phân bố tương ứng ở hai địa điểm nêu trên.
Bài 13
a) Khi số lượng cá thể của quần thể lên quá cao, không phù hợp với nguồn sống sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
b) Khi nghiên cứu về nhóm tuổi của 3 quần thể người ta thu được số liệu như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 150 149 120
Số 2 200 120 70
Số 3 100 120 155
Kết luận về sự phát triển của 3 quần thể trên.
Bài 14
a) Giải thích vì sao ở miền cực hay hoang mạc, độ đa dạng loài thấp hơn vùng nhiệt đới, trong đó số lượng cá thể trong một loài lại khá lớn.
b) Trên một hòn đảo chỉ có chó sói và thỏ. Số lượng thỏ bị số lượng chó sói khống chế. Nếu di chuyển tất cả chó sói đi và thay cừu vào nuôi trong môi trường cùng với thỏ thì sau một thời gian số lượng thỏ sẽ như thế nào? Giải thích.
Bài 15
a) Có một nhận xét cho rằng: Trong tự nhiên, quần xã có số lượng loài sinh vật càng nhiều, lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn khác nhau liên hệ tương hỗ với nhau, thì tính ổn định của quần xã đó càng cao. Em giải thích nhận xét trên.
b) Cho các sinh vật: Cỏ, cú mèo, chuột chù, sư tử, rắn, cây thân bụi, cây thân gỗ, vi sinh vật phân giải, chuột, hươu, thỏ. Các sinh vật nêu trên có thể là thành phần của một quần xã sinh vật không? Vì sao và với điều kiện nào?
Tiếp cận hệ thống trong dạy môn Sinh học lớp 9 94
PHẦN III
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ THẢO LUẬN